Đứng sau hãng hàng không giá rẻ, giúp người người, nhà nhà đều có thể dễ dàng bước lên máy bay hơn, chính là cặp vợ chồng quyền lực: Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thanh Hùng.
Nữ doanh nhân tài giỏi của hàng không Vietjet
Tháng 9/2013, thương vụ trị giá 9,1 tỷ USD của VietjetAir gây chấn động ngành hàng không trong nước mà cả quốc tế.
Số tiền khổng lồ 9 tỷ USD nêu trên được dùng để mua 92 máy bay, với trong đó có 42 chiếc A320neo, 14 A320ceo và 7 A321ceo, cộng với quyền mua thêm 30 tàu bay và thuê 7 chiếc tàu bay Airbus khác. Phần lớn số tiền này là vốn vay từ nước ngoài.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Ảnh: Internet |
Ngay sau thương vụ tỷ đô nói trên, 2 cái tên Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thanh Hùng bắt đầu “nổi rần rần” trên các mặt báo, với tư cách là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam - VietJet Air.
Hiện tại Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo giữ chức Tổng giám đốc, điều hành toàn bộ hoạt động của hãng hàng không này – người đã mang những chiếc bikini lên máy bay để quảng bá và giúp những người dân Việt Nam bình thường có thể bước lên những chiếc máy bay.
Người phụ nữ ký kết hợp đồng trị giá 9 tỷ đô la. Ảnh: Internet |
Bà cũng được cho là đang có một kế hoach đầy tham vọng, dự tính thu về hơn 800 triệu USD trong đợt IPO vào cuối năm nay, và sẽ dùng số tiền này để bổ sung vào nguồn tài chính, mua thêm tàu bay. Đây cũng là lý do để truyền thông quốc tế dự đoán bà sẽ là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, cùng với ông Phạm Nhật Vượng.
Tháng 11/2014, chiếc máy bay đầu tiên của hợp đồng này đã được giao cho Vietjet Air. Đáng chú ý, đây là chiếc máy bay đầu tiên của Vietjet Air mang biểu tượng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Đây cũng là đại diện cho những đầu mối tài trợ, thu xếp vốn cho Vietjet Air thực hiện gói hợp đồng trên.
Mới đây nhất, ngày 10/11/2015, bên lề triển lãm Hàng không Quốc tế Dubai Airshow 2015, hãng hàng không Vietjet Air và tập đoàn Airbus tiếp tục ký hợp đồng đặt mua thêm 30 máy bay A321.
Hợp đồng trị giá 3,6 tỉ USD bao gồm 9 máy bay sử dụng động cơ hiện tại A321 ceo và 21 chiếc A321 neo sử dụng động cơ thế hệ mới của Airbus. Thời gian bàn giao dự kiến sẽ từ năm 2016-2020.
Tuy nhiên, đây không phải là lĩnh vực đầu tư duy nhất của cặp vợ chồng doanh nhân tài ba này.
Cặp vợ chồng quyền lực, "siêu giàu"
Trên thực tế, vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng-Nguyễn Thị Phương Thảo là 2 trong 3 sáng lập viên xây dựng Sovico (cùng ông Nguyễn Cảnh Sơn) – một tập đoàn đa ngành nghề - từ những ngày đầu thành lập - năm 1992.
Tại Sovico Holdings, ông Hùng là chủ tịch HĐQT, trong khi bà Thảo là chủ tịch điều hành.
Ông Hùng được biết đến là thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn; là phó chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản; uỷ viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ; thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
Cặp vợ chồng - doanh nhân quyền lực. Ảnh: Internet |
Ông là kỹ sư năng lượng, tiến sỹ chuyên ngành tự động hóa, viện sỹ Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên bang Nga.
Còn bà Thảo là cử nhân kinh tế và tín dụng - ngân hàng, tiến sỹ kinh tế, ủy viên sáng lập Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên Bang Nga. Ngoài 2 vị trí lớn trên, bà Thảo còn là Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực HDBank.
Ngoài là cổ đông chính của Vietjet Air, Sovico còn rót vốn vào những lĩnh vực khác như thủy điện, cao su, giáo dục, thương mại...
Tập đoàn này hiện là cổ đông chính của HDBank, Chứng khoán Phú Gia, Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital. Trong lĩnh vực BĐS, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng; rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, CTCP Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM… Trước đó, theo thông tin từ Sovico, tập đoàn này là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank.
Dường như cùng với bà Thảo, ông Hùng đã xây dựng cơ nghiệp ban đầu của mình tại Liên bang Nga từ cuối thập kỷ 80 với các ngành hàng như tiêu dùng, nhu yếu phẩm, hàng thực phẩm, điện tử, may mặc… Chủ trường quay về thị trường Việt Nam bắt đầu tư giữa những năm 2.000 đến nay và tập trung trong hai lĩnh vực chính là BĐS, tài chính ngân hàng.
Theo nhận định của giới kinh doanh, hàng không là một sự khác biệt và là dấu mốc quan trọng thể hiện định hướng chiến lược phát triển của Sovico.
Nam Nam