Các nhà nghiên cứu cảnh báo mưa axit có thể trở thành “thủ phạm” phá hủy nhiều công trình khảo cổ quý giá ở Mexico trong vòng 100 năm tới.
Theo các chuyên gia, mưa axit đang dần phá hủy các tượng đài và đền thờ cổ ở Mexico. Ô nhiễm gia tăng kéo theo mưa axit có thể phá hủy hoàn toàn nhiều công trình khảo cổ điêu khắc của cổ đại trong khoảng 100 năm tới.
Nhiều nhà nghiên cứu ở Mexico cảnh báo rằng mưa axit có thể "quét sách" một số di sản lịch sử của quốc gia, trong đó có công trình bằng đá 4.000 năm tuổi.
Kim tự tháp Chichen itza bí ẩn ở Yucatan, Mexico. Ảnh: CEN
Tiến sĩ Pablo Sanchez tại Trung tâm Nghiên cứu khí quyển thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, cho biết: "Trong 100 năm tới, tất cả các văn tự cổ trên tường và những trụ cột đá có thể bị mất".
Đặc biệt là những công trình khảo cổ, dấu tích của người Maya đều được xây dựng từ đá vôi có chứa Canxi cacbonat (CaCO3)– một chất hóa học tan nhanh chóng trong mưa axit.
Nguyên nhân gây mưa axit: "Nỗi ám ảnh" của các công trình khảo cổ nghìn năm
Mưa axit xảy ra là do nước mưa có hòa tan những khí "độc hại" như SO2, SO3, N2O, ... và tạo ra các axit tương ứng của chúng, khiến cho độ pH giảm thấp (<5,6).
Sự gia tăng lượng oxit của nitơ, lưu huỳnh trong khí quyển chủ yếu là do các hoạt động của con người gây nên.
Mưa axit có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, hệ sinh thái, phá hủy nhiều vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... cũng như là suy giảm tuổi thọ của nhiều công trình xây dựng, di tích lịch sử bằng đá.
Nhiều công trình, di tích khảo cổ bằng đá vôi của người Maya đang bị đe dọa do tác động của mưa axit. Ảnh: CEN
Thành phố Mexico đã phải "vật lộn" với tình trạng ô nhiễm suốt mấy thập kỷ qua và bị coi là thành phố ô nhiễm nhiều nhất thế giới vào năm 1992.
Trên thực tế, những chuyên gia tại các di tích bằng đá vôi của người Maya cổ đại đang phải nỗ lực để tìm kiếm giải pháp ứng phó với tình trạng mưa axit.
Không đơn giản là việc che chắn một lớp màng bảo vệ, Tiến sĩ Sanchez cho biết: "Đá vôi cần được thở, hấp thụ độ ẩm và nước. Do đó, nếu che kín lại có thể gây ra sự gia tăng hiện tượng xói mòn".
Các nhà khoa học cho biết, ô nhiễm gây mưa axit có thể không nhất thiết phát sinh ở Mexico, vì chúng có thể di chuyển trên một quãng đường rất xa trong khí quyển. Chính vì vậy, việc truy tìm nguồn gốc gây ô nhiễm khá khó khăn.
huyền bí được cho là bắt đầu vào khoảng năm 1.800 TCN và kéo dài tới năm 1697.
Đây là một trong những nền văn minh bí ẩn bậc nhất trong lịch sử nhân loại với nhiều ẩn số chưa có lời giải đáp. Hàng năm, có rất nhiều du khách tìm đến "miền đất hứa" này để tham quan những công trình khảo cổ, di tích đền thờ cổ đại của người Maya.
Tuy nhiên, tình trạng mưa axit đã và đang "đe dọa" đến chất lượng, tuổi thọ của những công trình mang đậm dấu ấn văn hóa này.
Các nhà khoa học phát hiện nhiều cổ vật, dấu tích của người Maya cổ đại tại hang động ngầm lớn nhất trên thế giới ở Mexico. Ảnh: CEN
Không riêng gì các đền thờ, tượng đài cổ, mà mới đây các chuyên gia cho rằng ô nhiễm và mưa axit cũng đang đe dọa đến hệ thống hang động ngầm lớn nhất thế giới ở dưới nước Sac Actun.
Nhiều bộ xương người và động vật hàng nghìn năm tuổi có nguy cơ bị phá hủy vì mưa axit. Ảnh: CEN
Theo các nhà nghiên cứu, mưa axit có thể ăn mòn làm hỏng các bộ xương hàng nghìn năm tuổi trong hang động.
Hang động "khổng lồ" này mới được lập bản đồ và được coi là địa điểm khảo cổ dưới nước quan trọng nhất trên thế giới.
Một số cổ vật được tìm thấy ở đây có niên đại lên tới hơn 12.000 năm và nhiều dấu vết đậm nét kỳ bí của người Maya cổ đại khiến giới khoa học kinh ngạc.
Bài viết tham khảo các nguồn: Dailymail, Mirror
Theo Helino/Trí thức trẻ