Tin mới

Phát triển trí thông minh cho bé theo Biểu đồ tư duy hình nón

Thứ sáu, 04/11/2016, 10:00 (GMT+7)

Rèn luyện trí thông minh cho bé là việc thích hợp nhất giúp phát triển tư duy. Để làm tốt điều đó, chúng ta nên áp dụng rèn luyện cho bé bằng những trò chơi theo biểu đồ tư duy hình nón

Đối với các bậc cha mẹ, việc sớm rèn luyện trí thông minh cho bé ngay từ nhỏ sẽ mang lại hiệu quả rất cao, bởi đây thời điểm thích hợp nhất giúp bé phát triển tư duy. Để làm tốt điều đó, chúng ta nên áp dụng rèn luyện cho bé bằng những trò chơi theo Biểu đồ Tư duy hình nón sau đây.

Phát triển trí thông minh cho bé theo bậc thang tư duy.

Từ dưới lên trên, biểu đồ là hệ thống các bước để trí não trẻ dần phát triển.

1. Ghi nhớ

Những trò chơi giúp cha mẹ đánh giá khả năng ghi nhớ và nhận định thông tin của bé. Bạn hãy cho bé quan sát một bức tranh bao gồm nhiều sự vật trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó giấu bức tranh đi và kiểm tra xem bé có thể nhớ và mô tả được bao nhiêu sự vật trong đó. Bạn có thể tăng khả năng ghi nhớ cho bé bằng cách, rút ngắn thời gian quan sát bức tranh của bé, hoặc đưa ra những bức tranh với nội dung phức tạp hơn.

2. Hiểu 

Tiếp theo, hãy đi sâu hơn vào kỹ năng nhận diện thông tin. Ngoài ghi nhớ, bé sẽ phải diễn giải những sự vật mình đã ghi nhớ trong đầu. Hãy để bé làm điều này một cách tự nhiên, cha mẹ đừng gượng ép bé phải mô tả sự vật đó theo cách hiểu của mình. Trò chơi đơn giản nhất ở kỹ năng này, hãy chuẩn bị những đồ vật theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Bắt đầu bằng những món đồ đơn giản và gần gũi với bé nhất như một chú gấu bông, bé cần mô tả hình dáng, màu sắc, các bộ phận của chú gấu bông. Sau đó tăng dần đến những đồ vật nhiều chi tiết hơn, đòi hỏi cao hơn khả năng diễn giải của bé.

Giúp bé đọc và hiểu những sự việc xung quanh

3. Ứng dụng

Những trò chơi ở mức độ này sẽ giúp bé có thể áp dụng những thông tin đã biết vào một tình huống cụ thể. Đó là tính ứng dụng của thông tin. Ví dụ như chiếc ô tô dùng để làm gì, bé thường thấy nó ở những đâu. Cha mẹ cần kiên nhẫn trước mỗi câu hỏi đặt ra cho trẻ.

4. Phân tích

Ở mức độ tiếp theo, bạn vẫn sẽ đặt ra những câu hỏi về một sự vật hay thông tin cụ thể. Nhưng nó sẽ đòi hỏi sự quan sát và tính tỉ mỉ của bé trong mỗi thông tin đó. Như mắt con búp bê bé đang cầm trên tay có màu gì, hình dáng của nó thế nào? Phương pháp này sẽ giúp bé có khả năng nhìn nhận vấn đề tốt hơn sau này.

5. Đánh giá

Bạn có thể đưa ra nhiều tấm bảng khác nhau, trên tấm bảng đó ghi những con số từ 1 đến 9. Sau đó xáo trộn thứ tự các tấm bảng đó. Công việc cần làm của bé là sắp xếp lại các tấm bảng đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Trong quá trình suy nghĩ, bạn hãy hỏi bé các câu hỏi liên quan như, số nào bé nhất, giữa số 5 và số 7 là số gì. Những câu hỏi trong lúc bé đang phân tích sẽ giúp bé có thể đánh giá được thông tin và đưa ra phương án giải quyết một cách nhanh chóng. Ngoài ra bạn có thể thay số bằng những chữ cái.

6. Mức cao nhất trong phát triển trí não - Sáng tạo

Những trò chơi sáng tạo đòi hỏi cao nhất về kỹ năng của bé.

Đòi hỏi bé vận dụng hết những kỹ năng trên để đưa ra ý kiến, hướng đi riêng của trẻ. Trò chơi tốt nhất giúp bé phát triển khả năng này đó là xếp hình. Một trò chơi giúp bé tận dụng tốt đa trí tưởng tượng của mình. Bạn hãy gợi ý cho bé trong lúc bé đang suy nghĩ, nhưng đừng đưa ra quan điểm của mình, tránh việc ngắt luồng tư duy sáng tạo của trẻ.

Nguyễn Toàn Trung

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia áp dụng từ 25/11/2023 có những điểm mới nào?

Từ 25/11/2023, quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia có những điểm mới như tăng số lượng thí sinh dự thi, tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia,...