Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tại Việt Nam, số người nhập viện do đột quỵ tăng dần qua mỗi năm, trong đó tỷ lệ người trẻ tuổi và người trung niên tăng cao đáng kể, để lại những hậu quả nặng nề cho chính bệnh nhân, gia đình và xã hội.
Đột quỵ không chừa một ai
Bá Sơn (25 tuổi, diễn viên kịch) bổng dưng than nhức đầu rồi bất tỉnh, sau chuỗi ngày hoạt động nghệ thuật căng thẳng với nhiều dự án lớn. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết kết quả chụp MRI não cho thấy Sơn bị tai biến mạch mãu não. Sau 4 ngày hôn mê sau, Bá Sơn đã không bao giờ đứng trên sân khấu kịch được nữa. Cánh cửa tương lai khép lại quá sớm với một anh chàng diễn viên điển trai, tài năng khi đang ở những nấc thang đầu tiên của sự nghiệp.
Một trường hợp đột quỵ khác xảy ra với bác Thu Hằng (63 tuổi, cán bộ hưu trí). Khi đang trông cháu ngay tại nhà, bác Hằng đã không thể đứng vững, choáng váng và ngã ra sàn. Người nhà vội vàng đưa bác đi bệnh viện và được chẩn đoán bị đột quỵ não. Tuy cấp cứu kịp thời, may mắn giữ được mạng sống, tuy nhiên, bác vẫn không tránh khỏi di chứng bị liệt nửa người. Hàng ngày, bác phải tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng các cơ.
Với tính chất đột ngột và để lại di chứng nặng nề, tai biến mạch máu não (đột quỵ) được coi là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm bậc nhất, có thể xảy ra bất ngờ ở mọi đối tượng và ngày càng trẻ hóa. Đột quỵ đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Nhồi máu não có thể do tắc mạch não hoặc nghẽn mạch não gây ra. Còn xuất huyết não là do vỡ mạch máu vào khiến máu tràn vào nhu mô não hoặc các tổ chức xung quanh.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, đây là 2 tên gọi của cùng một bệnh cảnh, thể hiện tính chất đột ngột, nguy hiểm của bệnh, có thể khiến một người đang bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với các di chứng tàn tật, thậm chí tử vong. Hiện nay, thuật ngữ đột quỵ đã được quốc tế hóa. Còn tai biến mạch máu não sử dụng ít hơn vì bản thân mạch máu não không tự gây nên tai biến mà do hàng loạt nguy cơ dẫn đến.
Nhận diện những dấu hiệu đột quỵ
Việc nắm rõ được các triệu chứng đột quỵ để sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời cho bệnh nhân bị đột quỵ là rất quan trọng, giúp hạn chế ảnh hưởng đến tính mạng và các di chứng về sau:
Sau đây là các triệu chứng thường thấy của người bị tai biến mạch máu não:
Khuôn mặt: Đây dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Mặt bệnh nhân sẽ bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể sẽ rõ hơn.
Tay: Các dấu hiệu ở tay diễn biến từ từ nên người bệnh dễ “xem nhẹ”. Cụ thể, người bệnh thường cảm thấy tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc; cũng có thể ở chân như đi dễ bị vấp té; bước đi khó khăn hoặc nặng nề hơn bình thường; nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép...
Lời nói: Nói khó, nói đớ hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhân biết tai biến mạch máu não. Với những câu nói, đơn giản, thông thường bệnh nhân cũng phải tốn nhiều thời gian mới có thể diễn đạt một cách mạch lạc.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ |
Ngay khi người thân có những biểu hiện của đột quỵ, gia đình nên đưa đến bệnh viện trong 3 giờ đầu tiên để có được cơ hội điều trị tốt nhất.
Phòng ngừa đột quỵ ngay từ sớm
Theo PGS.TS.BS CK 2 Nguyễn Văn Liệu, Phó Chủ nhiệm khoa Thần kinh, bệnh viện Bạch Mai, mặc dù diễn tiến đột ngột, nhưng kì thực đột quỵ là kết quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và dự phòng sớm. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cơn thoáng thiếu máu não… Những hệ lụy từ lối sống như: mất ngủ, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, béo phì, ít tập thể dục… cũng thúc đẩy đột quỵ xảy ra.
Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học phát hiện, các nguy cơ lớn như xơ vữa động mạch, cục máu đông, thiếu máu não... đều có nguồn gốc quan trọng từ sự mất kiểm soát của gốc tự do sinh ra dưới tác động của các yếu tố lối sống kể trên và trong quá trình trao đổi chất liên tục của cơ thể.
Tại não, gốc tự do làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, hình thành và phát triển các mảng xơ vữa và cục huyết khối. Thời gian bị tắc càng lâu thì tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ càng trở nên suy yếu hoặc chết đi, dẫn đến cơn đột quỵ não.
Vì vậy, phòng ngừa đột quỵ là kiểm soát gốc tự do, chứ không phải đợi đến khi xuất hiện cục máu đông thì tình hình đã trở nên phức tạp hơn nhiều.
Kiểm soát tốt gốc tự do, chủ động chăm sóc não, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu bằng các tinh chất thiên nhiên hiện đang được đánh giá là phương pháp hiệu quả, bền vững để dự phòng nguy cơ đột quỵ.
Sử dụng tinh chất thiên nhiên Blueberry có trong OTiV giúp kiểm soát gốc tự, phòng ngừa tai biến mạch máu não |
Nhờ sự tiến bộ của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hai hoạt chất thiên nhiên là Anthocyanin và Pterostilbene trong quả Blueberry (sinh trưởng tại Bắc Mỹ) có khả năng kiểm soát tốt gốc tự do. Nhờ trọng lượng siêu nhỏ, hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do giúp bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não. Đồng thời các chất này còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, hạn chế tổn thương não, góp phần ngăn chặn hình thành xơ vữa mạch máu và huyết khối, giúp khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, giúp dự phòng đột quỵ hiệu quả.
PV