Khi thu hẹp được khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, trẻ sẽ phát triển cá tính và sự độc lập, đồng thời phụ huynh bảo vệ con khỏi những nguy cơ trước mắt.
Bạn có thể thấy con mình hăng say trong văn hóa nhạc pop. Con bạn muốn ăn mặc như ca sĩ nhạc pop, muốn nhảy đẹp như họ, muốn có mái tóc kiểu như họ… Tuy nhiên, theo bạn, trẻ không phù hợp để thực hiện những điều như vậy.
Trong thời điểm bạn cố gắng thảo luận với con về điều này thì con bạn nghĩ rằng cha mẹ đang sống ở những năm 80. Điều quan trọng bây giờ là bạn cần thu hẹp khoảng cách giữa hai thế hệ, để cho trẻ phát triển cá tính và sự độc lập, đồng thời bảo vệ con khỏi những nguy cơ trước mắt.
Chấp nhận thay đổi
Hầu hết các bậc cha mẹ có một số lo ngại khi con họ đang ở trong thời kỳ bắt đầu phát triển ý tưởng của riêng mình, sở thích, thị hiếu âm nhạc và có một thế giới riêng. Tất nhiên, trẻ vẫn chia sẻ với bạn, chúng vẫn cần cha mẹ nhưng quan trọng là trẻ cần thực hiện một số quyết định của riêng mình. Đôi khi, điều này thật tuyệt vời cho trẻ trải nghiệm sự độc lập.
Ảnh minh họa: Internet |
Ngoài ra, trẻ cũng đã tìm thấy một nguồn ảnh hưởng mới đó là bạn bè của trẻ. Mối quan hệ với người bạn thân đóng vai trò cực kỳ quan trong ở lứa tuổi này. Khi con bạn 8 tuổi, chúng là một thành viên của nhóm, có thể lầ một nhóm lớp học, một nhóm xã hội, một nhóm sân chơi… Nếu một vài người bạn của con có đĩa CD mới nhất và ăn mặc như ca sĩ chính trong ban nhạc, con bạn cũng muốn làm như vậy.
Bạn hãy cố gắng không bác bỏ ý tưởng đó của trẻ. Âm nhạc ngày nay có thể khủng khiếp hơn so với “ngày xưa” mà bạn vốn quen thuộc, mỗi thế hệ lại có phong cách ăn mặc và gu âm nhạc riêng. Tuy nhiên, dù không ấn tượng, nhưng không có nghĩa là bạn xem thường các ý tưởng của con mình.
Hãy nhìn nhận nhu cầu của con. Thay vì nói những câu chuyện nhàm chán bất tận về “ngày xưa”, bạn cần quan tâm một chút đến nền văn hóa mà con đang chịu ảnh hưởng. Trẻ thực sự rất muốn chia sẻ với bạn về điều này.
Thiết lập giới hạn
Thừa nhận rằng con bạn đã lớn lên nhưng không đồng nghĩa với việc bạn cho phép con làm những gì mà con muốn. Con bạn vẫn là một đứa trẻ dễ bị tổn thương về cảm xúc, thể chất và thiếu kinh nghiệm sống. Bạn hãy giám sát chặt chẽ tình bạn của con, trò chuyện với con thường xuyên để biết chi tiết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của con với bạn bè và ở trường học.
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ đang vượt quá giới hạn cho phép thì bạn đừng ngần ngại mà ngăn chặn để bảo vệ con. Bạn cần đảm bảo vừa thu hẹp khoảng cách giữ bản thân và con mà không bóp nghẹt sự phát triển của con vừa vẫn giữ an toàn cho con.
Hải Nam (Theo youngparents)