Từ đầu năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã có gần 20 người bị rắn lục đuôi đỏ tấn công phải nhập viện.
Theo tin tức trên báo Công an TP.Hồ Chí Minh, thống kê từ đầu 2015 đến nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách có hơn 20 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện. Sự xuất hiện bất thường của rắn lục đuôi đỏ tại địa phường đã khiến người dân hoang mang và lo lắng.
Anh Đào Văn Thạch (ấp Tân Thạnh, xã Tân Thiềng), là người phát hiện và bắt được rắn lục đuôi đỏ kể: “Mấy hôm nay mưa lớn, trời ẩm ướt. Tối hôm đó định đi ngủ sớm, vừa đặt chân định tắt đèn thì hốt hoảng thấy con rắn chui từ kẹt vào nhà. Lấy lại bình tĩnh, tôi dùng cây đòn gánh gần đó, đập chết con gắn”.
Rắn lục đuôi đỏ cắn 20 người ở miền Tây |
Bà Trần Thị Bé (ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách) người từng bị rắn lục đuôi đỏ cắn, trao đổi trên báo Tri Thức Trực Tuyến cho hay: "Tôi đang làm cỏ thì bị con gì cắn, ban đầu không đau nhưng sau đó tê dần. Vạch đám cỏ ra xem thì tôi thấy con rắn lục đuôi đỏ. Tôi được người nhà tức tốc đưa đến thầy thuốc ở gần nhà chữa trị".
Ông Nguyễn Văn Liệt (người dân ở địa phương) cho biết: "Không biết tại sao năm nay rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều nên người dân trong vùng rất hoang mang. Cách đây vài ngày, tôi đi ra vườn chăm sóc cây kiểng cũng suýt bị con rắn lục đuôi đỏ cắn".
Rắn lục đuôi đỏ còn có tên khác là rắn lục mép trắng, rắn lục tre (tên khoa học là Trimeresurus albolabris thuộc họ rắn lục Viperidae).
Đây là loài phổ biến, phân bố rộng ở khắp các tỉnh, thành phố tại VN. Rắn lục đuôi đỏ có khả năng sinh sản nhanh. Mùa giao phối từ tháng 3 - 5, sinh sản vào tháng 8 - 11. Rắn lục đuôi đỏ khi cắn chỉ tiêm một phần nọc độc vì vậy nó vẫn có thể tiếp tục gây tổn thương sau khi đã cắn lần đầu tiên. Đặc biệt, khi rắn lục đuôi đỏ mới chết hoặc phần đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phòng nọc độc.
Cuối năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ chẩn đoán và điều trị rắn lục đuôi đỏ cắn. Bộ Y tế khuyến cáo, khi phát hiện người bị rắn độc cắn cần sơ cứu rửa sạch vết thương; cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề; băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch, không garô động mạch; không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chi bị cắn bằng nẹp
Đặc biệt Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chích rạch tại vết cắn.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo… ở sân trước nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có thể và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn.
Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mắc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn.
H.Nguyen (Tổng hợp)