Thai phụ mang thai 14 tuần ở Bình Dương bị rắn lục đuôi đỏ cắn, dẫn đến rối loạn đông máu. đã được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để cấp cứu.
Trao đổi trên báo chí, tiến sĩ- bác sĩ Lê Quốc Hùng, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, từ đấu tháng 6 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 111 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có hơn 80 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn, còn lại là những ca bị rắn hổ, hổ đất, hổ mèo...cắn. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận trung bình 800 -1.000 ca, tập trung vào tháng 5-tháng 8, trung bình mỗi tháng có thể lên đến 200 ca.
Thai phụ bị rắn lục đuôi đỏ cắn |
Đặc biệt, bệnh viện mới tiếp nhận một trường hợp thai phụ mang thai 14 tuần (ngụ tỉnh Bình Dương) bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vết cắn bị sưng, rối luoanj đông máu. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được điều trị huyết thanh kháng nọc rắn và theo dõi điều trị tích cực. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm, thai nhi chưa phát hiện biến chứng.
Bác sĩ Hùng cho hay, thai phụ bị rắn cắn rất nguy hiểm vì gây rối loạn đông máu, xuất huyết nhau thai gây sẩy thai, sinh non, băng huyết thai phụ và khó cứu được thai nhi.
Rắn lục đuôi đỏ |
Cũng theo bác sĩ Hùng, trong trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, người bị rắn cắn cần được rửa sạch vết thương và băng ép bất động để hạn chế nọc độc chạy vào hệ thần kinh trung ương. Nguyên tắc băng ép bất động là trên một khớp, chẳng hạn như bị rắn cắn ở bàn chân thì cần bất động cho nạn nhân đến trên đầu gối. Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Nạn nhân tuyệt đối không được rạch nặn vết cắn gây chảy máu vì sẽ bị tăng nguy cơ nhiễm trùng; không được garo vì có thể gây hoại tử; phải cắt bỏ phần thịt bị tổn thương.
H.Nguyen (tổng hợp)