Tin mới

Rối loạn trầm cảm tại Việt Nam đang gia tăng

Thứ sáu, 03/10/2014, 17:13 (GMT+7)

Ở Việt Nam, khoảng 250.000 người mắc bệnh tâm thần phân liệt, chủ yếu sống tại gia đình và không có việc làm.

Ở Việt Nam, khoảng 250.000 người mắc bệnh tâm thần phân liệt, chủ yếu sống tại gia đình và không có việc làm.

"Đồng hồ tử thần" đếm ngược thời gian sống của ngườiNhững câu bố mẹ nên hỏi thầy, cô giáo của conPhát hiện vùng nhạy cảm của phụ nữ thay cho điểm GChuyện chưa từng lên báo

“Bệnh lạ” Trung Đông bắt đầu lan sang nước Áo“Bệnh lạ” Trung Đông bắt đầu lan sang nước ÁoPhát hiện phụ gia gây ung thư tại cơ sở chà bông bẩnPhát hiện phụ gia gây ung thư tại cơ sở chà bông bẩnCách đơn giản giúp bé ứng phó với vết bỏngCách đơn giản giúp bé ứng phó với vết bỏngCứu sống bé trai bị áp xe não khó chữaCứu sống bé trai bị áp xe não khó chữa

 “Sống chung với người tâm thần phân liệt”  là chủ đề mà Liên đoàn Sức khỏe tâm thần thế giới (WFMH) lựa chọn nhân dịp Kỷ niệm Ngày Sức khỏe tâm thần năm nay (10/10) do BV Tâm thần Trung ương I và Đại diện Trung tâm quốc tế về sức khỏe tâm thần, Trường Đại học Melbourne, Úc tổ chức.

Đây cũng là trọng tâm mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) muốn nhấn mạnh về một cuộc sống khỏe mạnh với tâm thần phân liệt. Tâm thần phân liệt là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới. So với người bình thường, người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt tử vong sớm hơn từ 15-20 năm, thất nghiệp nhiều hơn từ 6-7 lần.

Tại Việt Nam, khoảng 250.000 người mắc bệnh tâm thần phân liệt, chủ yếu sống tại gia đình và không có việc làm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, sức khỏe tâm thần (SKTT) có tầm quan trọng đứng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường. Trên thế giới, hiện có khoảng 400 triệu người bị một trong các rối loạn tâm thần.

Tại Việt Nam, vấn đề SKTT trẻ em, nhất là bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú ý ngày càng gia tăng. Tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi T.Ư, số người bệnh đến khám tăng từ 450 trẻ năm 2008 lên 2.200 trẻ năm 2012, trong đó rối loạn tự kỷ gặp ở bé trai gấp từ bốn đến sáu lần so với bé gái...

Việt Nam đang phát triển nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hậu quả chất độc dioxin do chiến tranh để lại cùng những áp lực trong công việc, trong cuộc sống, lối sống thiếu lành mạnh… làm cho nguy cơ lượng người mắc phải căn bệnh này có xu hướng ngày càng tăng.

Mặc dù Việt Nam đã xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào việc điều trị tâm thần phân liệt và động kinh. Trong khi đó, tỷ lệ rối loạn trầm cảm lại chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng ngày càng tăng ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên trong chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay còn thiếu, hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn từ môi trường làm việc đến điều kiện vật chất còn thiếu thốn. Sự phối hợp liên ngành trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay còn chưa hiệu quả, gánh nặng chỉ thuộc về một số ngành và gia đình người mắc bệnh tâm thần.

Phát biểu ý kiến tại lễ mít-tinh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới (10/10) và Hội nghị Khoa học quốc tế về Tâm thần học được tổ chức tại Việt Nam, là dịp giúp chúng ta thể hiện sự quyết tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền, nhằm thay đổi nhận thức của mọi người dân về SKTT; trao đổi kinh nghiệm, các giải pháp trong lĩnh vực SKTT. Trên cơ sở đó, giúp Đảng, Nhà nước, ngành y tế có những chủ trương, Chính sách, cơ chế phù hợp để bồi dưỡng, đào tạo, khuyến khích đội ngũ y sĩ, bác sĩ, các nhà khoa học; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan và gia đình trong công tác quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh tâm thần ngày một tốt hơn...

Tri Thường

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: rối loạn