Vì màu sắc cơ thể có màu xanh giống màu của lá cây, vì vậy rắn lục thường rất khó phát hiện vào ban ngày. Nơi ẩn náu của chúng cũng là những tán, cảnh cây.
Theo tờ Lao động, tại trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), rắn lục đuôi đỏ được nuôi rất nhiều để nghiên cứu khoa học, thuốc trị rắn cắn. Rắn lục đuôi đỏ cũng được nuôi làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa.
Rắn lục đuôi đỏ (còn gọi là rắn lục đầu dồ) là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu đỏ.
Từ đầu đến thân đều là màu xanh, nhưng phần đuôi khoảng 20 cm lại có màu đỏ. Chấm đỏ ở đuôi rắn rất nhỏ nên không dễ để nhận biết và phòng tránh rắn cắn.
Trong tự nhiên, rắn thường ở trên cây nên dễ dàng ngụy trang, người dân sẽ rất khó phát hiện. Nhìn từ xa sẽ khó phân biệt được những con rắn lục đuôi đỏ và cành lá cây. Loài rắn này có nọc cực độc và gây chết người nếu không kịp thời có biện pháp sơ cứu. Khi bị rắn cắn phải lấy vải hoặc dây buộc chặt vào nơi bị cắn để ngăn nọc phát tác ra toàn cơ thể và nặn máu độc rồi đem nạn nhân đi cấp cứu.
Loài rắn này thân nhỏ, trọng lượng tối đa chỉ khoảng 300 gram, chiều dài tối đa chưa đến 1 m.
Video: Cận cảnh rắn lục đuôi đỏ đẻ 12 con cùng lúc
Quá trình mang thai của rắn lục đuôi đỏ kéo dài khoảng 2 tháng, mỗi lần một con rắn cái có thể sản sinh ra 12 con non, mỗi con ngay khi sinh ra đã có chiều dài khoảng 15-20 cm.
T.Phong (tổng hợp)