Rộn ràng phiên chợ quê ngày Tết
Chủ nhật, 07/02/2016, 06:52 (GMT+7)
Những ngày cuối năm, đi chợ quê mới thực sự cảm nhận được không khí Tết đang về. Người người rộn ràng mua sắm chuẩn bị cho năm mới. Cũng có những người đi chợ chỉ để cảm nhận không khí Tết đang ùa về.
Theo dõi Tinmoi.vn trên
Những ngày cuối năm, đi chợ quê mới thực sự cảm nhận được không khí Tết đang về. Người người rộn ràng mua sắm chuẩn bị cho năm mới. Cũng có những người đi chợ chỉ để cảm nhận không khí Tết đang ùa về.
Ở khu Cầu Xe (thuộc xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), chợ quê ngày 28, 29 Tết luôn rộn ràng, tấp nập. Chợ họp từ sáng sớm kéo dài đến tận chiều tối với đủ tất cả hàng hóa. Ngoài hàng quán cố định, nhiều người phải đi từ 2h sáng để có thể nhận được chỗ đẹp để bán hàng.
Năm nay, sau những ngày mưa lạnh cắt da, cắt thịt, phiên chợ quê ngày 28,29 Tết bất ngờ ấm áp khi nắng hửng. Tiết trời khô ráo này khiến nhiều nam thanh, nữ tú đi chợ trẩy xuân hơn bao giờ hết. Nhiều gia đình có “cây nhà lá vườn” cũng tranh thủ đem ra chợ bán để kiếm thêm chút tiền sắm Tết. Nhiều em nhỏ cũng ra chợ canh hàng, phụ giúp mẹ buôn bán. Phiên chợ quê ngày Tết vì thế mà trở nên tấp nập, đông vui hơn bao giờ hết.
Cùng xem một số hình ảnh phiên chợ quê Tết Bính Thân 2016 tại Tứ Kỳ, Hải Dương:
|
Cụ ông đi chợ từ sáng sớm để bán bưởi, gấc vườn nhà. |
|
Chủ hàng quất cảnh cho biết, năm nay, anh bán khá chạy hàng. Mỗi gốc quất dao động từ 200 nghìn - 240 nghìn đồng/cây. |
|
Do thời tiết lạnh kéo dài nên đào năm nay nở ít. Mỗi gốc đào quê có giá từ 500 nghìn - 700 nghìn đồng/cây. |
|
Hàng giày dép nhộn nhịp người qua lại. |
|
"Già bát canh, trẻ manh áo mới" vẫn là một phong tục được giữ gìn ở làng quê Tứ Kỳ. Theo đó, mỗi gia đình đều sắm sửa quần áo mới cho cho con em mình đón Tết thật vui. |
|
Người phụ nữ chọn quần cho chồng. Chị bảo, "ông xã quanh năm vất vả, lại lười sắm sửa nên tôi là người lo quần áo mới cho mấy bố con". |
|
Nhiều học sinh được nghỉ học sớm đều tranh thủ ra chợ trông hàng giúp bố mẹ. Năm nay, rau, củ, quả ở khu vực này đều có giá khá đắt do người dân ít canh tác nông nghiệp. Thay vào đó, họ đi làm công nhân ở nhiều doanh nghiệp mới mở trên địa bản. |
|
Cà chua chín cây có giá 22 nghìn - 25 nghìn/kg. |
|
Cậu học trò dậy từ 3 giờ sáng để trông hàng cho bố mẹ. Theo chàng trai trẻ, khoai tây nhà cậu năm nay có giá từ 15 - 18 nghìn đồng/kg. |
|
Cà rốt năm nào cũng là loại củ rẻ nhất ở chợ này. Năm nay, cà rốt chỉ có giá 5 nghìn đồng/kg. |
|
Súp-lơ có giá 15 nghìn đồng/cây. Em nhỏ đáng yêu theo mẹ bầu đi bán rau ngày Tết. Em khoe, tới trưa chợ, mẹ nhất định sẽ mua quần áo mới cho em. |
|
Ống giang và lá rong dùng để gói bánh chưng. |
|
Nam thanh, nữ tú thích thú trẩy chợ Xuân. |
|
Nhiều bạn trẻ còn tranh thủ kinh doanh nhân kỳ nghỉ. Trong ảnh là món xúc-xích mới tràn về chợ quê. |
|
Món "kem cốc tuổi thơ" vẫn thu hút nhiều khách hàng trẻ dù tiết trờ khá lạnh. |
|
Người phụ nữ bán bánh rán đã đều đặn góp mặt ở khu chợ này 20 năm. Năm nay, chị có thêm con trai và con dâu phụ bán hàng chợ Tết. Ngày thường, hai con chị đều là công nhân. |
|
Năm nay, hoa quả quê ít hơn thường lệ. |
|
Cụ ông bán khóa cũng góp mặt ở khu chợ này hơn 20 năm. |
|
Em nhỏ thích thú theo bố mẹ đi chợ ngày Tết. |
|
Nhiều cậu bé thành phố tỏ ra vô cùng vui sướng khi được theo chúng bạn quê đi chợ Tết. |
Bài và ảnh: Giao Anh