Tin mới

Sai lầm "chết người" khi dùng giấy vệ sinh lau miệng

Thứ sáu, 27/03/2015, 13:58 (GMT+7)

Một thực tế đáng e ngại là hiện nay phần nhiều các quán ăn bình dân đều sử dụng giấy vệ sinh để cho thực khách lau đũa, lau miệng.

Một thực tế đáng e ngại là hiện nay phần nhiều các quán ăn bình dân đều sử dụng giấy vệ sinh để cho thực khách lau đũa, lau miệng.


 

Khi nghiên cứu về quá trình sản xuất khăn giấy, các nhà khoa học cho biết dòng vi khuẩn Bacillus được phát hiện tại nhiều nhà máy sản xuất giấy. Nhờ sức kháng cự tốt trước các tác nhân hóa học và vật lý, các bào Tử vi khuẩn Bacillus có thể sống sót qua nhiều quy trình sản xuất giấy.

“Vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển trên các sản phẩm giấy, ngay cả khăn giấy sạch chưa sử dụng.” - Công bố được đăng trên tạp chí Kiểm soát nhiễm trùng Mỹ. Do đó, một số vi khuẩn có thể lây cho con người sau khi họ lau tay bằng khăn giấy.

Cùng chủ đề trên, một nghiên cứu được tiến hành đối với sáu nhãn hiệu khăn giấy có bán ở Canada. Kết quả cho thấy tất cả đều có vi khuẩn. Có ít nhất 17 loại vi khuẩn được phát hiện trên các khăn giấy, phổ biến nhất là vi khuẩn Bacillus có thể lây nhiễm qua người và gây ngộ độc thực phẩm khi họ sử dụng khăn giấy.

Thậm chí nhiều ông bố bà mẹ còn thường xuyên sử dụng giấy vệ sinh lau mũi, lau miệng cho con (ảnh minh hoạ)

Nguyên cứu cũng cho biết, khăn giấy làm từ giấy tái chế thường bị nhiễm khuẩn nặng nhất, gấp 100-1000 lần so với khăn giấy làm bằng bột gỗ nguyên chất. Lý do là vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trên giấy tái chế là nhờ vào nguồn thức ăn tinh bột giấy.

Các nhà khoa học lưu ý rằng công trình của họ không nhằm khẳng định khăn giấy không an toàn mà chỉ lưu ý rằng trong một số môi trường nhất định, khăn giấy có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn không mong muốn.

Một thực tế đáng e ngại nữa là hiện nay, phần lớn các quán ăn đều sử dụng giấy vệ sinh cho thực khách chùi lau miệng, lau đũa,… bởi họ cho rằng giấy vệ sinh và giấy ăn có quy trình sản xuất như nhau, chất lượng như nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, giấy vệ sinh và giấy ăn có quy trình sản xuất hoàn toàn khác nhau.

Theo tư liệu đăng trên báo Gia dinh.net, một chuyên gia của Công ty TNHH một thành viên Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo, giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng khác nhau. Giấy ăn được quy định sản xuất sử dụng nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, trúc, các loại cỏ… Còn giấy vệ sinh có thể có giấy nguyên thủy nhưng không nhiều. Thay vào đó, họ sử dụng giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, giấy photo, sách báo cũ....

Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.

Về tác hại của loại giấy vệ sinh kém chất lượng, theo BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP HCM) cho biết, việc dùng giấy vệ sinh làm giấy lau miệng vô cùng nguy hại. Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn.

Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli... Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.

Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi. Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng. Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dùng không nên tùy tiện dùng các loại khăn giấy không rõ nguồn gốc để lau miệng. Bởi những loại khăn giấy này dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới nguy hại khôn lường. Chỉ cần để ý, các thực khách có thể thấy những loại khăn giấy, giấy vệ sinh ở quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi. Chính vì vậy, người đi ăn quán hàng hạn chế dùng giấy ăn để lau bát đũa.

Được biết hiện nay chưa có một tiêu chuẩn nào để đo lường về chất lượng của giấy vệ sinh, thường thì nó được sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra và chúng ta chưa hề biết trong các loại giấy vệ sinh hiện nay trên thị trường được sản xuất tràn lan trong đó có rất nhiều tạp chất từ phế liệu, chưa nói đến việc sử dụng hóa chất để xử lý. Do đó, để đảm bảo an toàn người dùng nên có sự cẩn trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news