Tin mới

Sáng tạo - thành quả của một quá trình trau dồi

Thứ sáu, 11/11/2016, 11:09 (GMT+7)

Tư duy sáng tạo yêu cầu não bộ chúng ta biết cách liên kết các sự kiện, dữ liệu tưởng chừng chẳng liên quan, ăn nhập với nhau. Vậy kỹ năng đó là thiên bẩm, hay cần phải rèn luyện

Tư duy sáng tạo là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt trong quá trình học tập, làm việc của mỗi người. Tư duy sáng tạo yêu cầu não bộ chúng ta biết cách liên kết các sự kiện, dữ liệu tưởng chừng chẳng liên quan, ăn nhập với nhau. Vậy liệu kỹ năng đó là thiên bẩm, hay cần phải rèn luyện mới có được?

Những năm 60 thế kỷ trước, nhà nghiên cứu về khả năng sáng tạo George Land tiến hành nghiên cứu trên 1600 đứa trẻ 5 tuổi và đưa ra kết quả 98% trong số đó được xếp vào mức tư duy sáng tạo cao. Con số này giảm xuống còn 30% đối với chính những đứa trẻ ấy sau 5 năm, tiếp tục còn 12% khi chúng 15 tuổi và chỉ 2% khi 25 tuổi. Với kết quả đó, Land kết luận rằng những đứa trẻ đó đã có những mảng “hành vi không sáng tạo được hình thành”. Một nghiên cứu khác đối với 272,599 học sinh cũng chỉ ra rằng, mặc dù chỉ số IQ có tăng, nhưng chỉ số sáng tạo lại có dấu hiệu giảm.

Tư duy sáng tạo không thể hiện hoàn toàn ở kết quả đạt được

Tuy vậy cũng không thể quy kết rằng sức sáng tạo phải được trau dồi 100%, vì trong đó yếu tố bẩm sinh cũng đóng một phần không nhỏ. Theo giáo sư tâm lý Barbara Kerr, xấp xỉ 22% sự thay đổi trong khả năng sáng tạo có liên quan đến gien. Kết luận đó rút ra từ nghiên cứu sự khác nhau trong tư duy sáng tạo giữa các cặp sinh đôi.

Tóm lại, mặc dù có nhiều người có thể hãnh diện vì khả năng sáng tạo thiên phú, nhưng phần lớn mọi người sinh ra đều có trình độ trong lĩnh vực này như nhau, và sự khác biệt nằm ở sự rèn luyện và trau dồi qua thời gian.

Trí tuệ đối với tư duy sáng tạo

Với hàng loạt nghiên cứu đưa ra, bản chất sự sáng tạo không có mối liên hệ với trí thông minh, thay vào đó, bạn chỉ cần có một chút tư duy (không cần phải giống thiên tài) và thật chăm chỉ, chịu khó trau dồi, rèn luyện. Chỉ khi bạn đạt đến cảnh giới của thông tuệ, ắt hẳn tư duy và khả năng suy nghĩ, làm việc sáng tạo hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Tư duy phát triển đối với tư duy sáng tạo

Một trong những yếu tố then chốt để tăng khả năng sáng tạo chính là tài năng, năng lực bên trong của chính bạn. Cụ thể hơn, kỹ năng sáng tạo được thể hiện qua việc bạn chọn cách tiếp cận với một vấn đề bằng tư duy khép kín hay cởi mở. Khi chỉ giới hạn mình trong một tư duy sẵn có, mọi việc sẽ được giải quyết theo hướng cố định, như những lối mòn cũ. Còn đối với một tư duy phát triển, bạn sẽ luôn biết cách phát huy tối đa khả năng của mình bằng cách nỗ lực và không ngừng rèn luyện bản thân. Lâu dần, thói quen nhuần nhuyễn đó sẽ giúp bản điều khiển được suy nghĩ của mình, giúp cho tư duy sáng tạo được cải thiện ngày qua ngày.

Vậy làm cách nào để trở nên giàu sức sáng tạo?

Chế ngự bản thân: Dr.Seuss đã viết nên những cuốn sách nổi tiếng thế giới với giới hạn chỉ trong 50 từ lặp đi lặp lại. Các cầu thủ bóng đá luyện tập kỹ năng tinh xảo với trái bóng trên một sân tập nhỏ hơn rất nhiều so với thực tế. Dân thiết kế chỉ sử dụng bản vẽ 3-5 inch để tạo nên những tác phẩm mang tầm quy mô. Và còn rất nhiều ví dụ khác khẳng định rằng khả năng giới hạn bản thân chính là nguồn cơn cho sự sáng tạo. Càng cố gắng buộc bản thân làm những việc khó khăn trong một quy mô nhỏ, chúng ta sẽ càng khám phá ra sức sáng tạo không hề giới hạn của chính mình.

Viết nhiều hơn: Viết về bất cứ điều gì cho đến khi việc đó trở thành thói quen, bạn sẽ nhận ra rằng bạn cần tìm thêm nhiều chủ đề, cách viết, cách diễn đạt hơn cho những bài viết, hoặc chỉ đơn giản là những dòng nhật ký riêng tư. Đó chính là lúc tư duy sáng tạo được trau dồi một cách tự nhiên và hiệu quả.

Viết nhiều hơn cho nhiều ý tưởng hơn

Mở mang kiến thức: Kiến thức luôn là kho tàng vô tận của con người. Nếu bạn muốn mình thực sự biết cách sáng tạo có ích chứ không phải những điều vớ vẩn, vô dụng, bạn phải là người sở hữu nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, trước khi trở thành một con người sáng tạo, hãy đọc, xem và đi thật nhiều, học hỏi thật nhiều để tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Quan tâm đến giấc ngủ: Theo nghiên cứu của đại học Pennsylvania, nếu bạn ngủ 6 tiếng mỗi ngày trong suốt 2 tuần, các hoạt động trí tuệ và tâm lý đều sẽ bị suy giảm đến mức như khi bạn thức suốt 48 giờ liên tục. Giống như các chức năng nhận thức khác, thiếu ngủ ảnh hưởng thực sự nghiêm trọng tới sự phát triển tư duy sáng tạo ở con người.

Gần gũi thiên nhiên: Một nghiên với hàng loạt câu hỏi liên quan đến sự sáng tạo cứu thực hiện trên 56 phượt thủ trước và sau chuyến đi phượt dài 4 ngày chỉ ra rằng dành thời gian tiếp xúc và gần gũi với thiên nhiên, ánh sáng mặt trời có thể giúp khả năng sáng tạo của con người tăng lên đáng kể.

Suy nghĩ tích cực: Các nhà nghiên cứu kết luạn rằng chúng ta thường có xu hướng suy nghĩ sâu rộng hơn khi vui vẻ, từ đó chúng ta có nhiều hơn sự kết nối giữa các ý tưởng, và làm nên các cách làm cũng như kết quả bất ngờ.

Cuối cùng, sáng tạo là cả một quá trình, không phải kết quả. Chúng ta cần phải cố gắng vượt qua những rào cản trí tuệ và trau dồi không ngừng để tiếp nhận, giải quyết vấn đề dưới thật nhiều góc độ, với nhiều ý tưởng khác nhau, từ đó tạo ra thành phẩm tuyệt vời- là kết quả của cả một quá trình sáng tạo.

Ka Linh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news