Vụ trao nhầm con suốt 42 năm ở Hà Nội đang khiến dư luận xôn xao, trước đó tại Việt Nam cũng đã từng xảy ra nhiều vụ việc tương tự. Đặc biệt có vụ sản phụ sinh con gái, phía bệnh viện trả nhầm con trai và phải đến 3 tháng sau sự việc mới được phát hiện.
Tìm kiếm con bị trao nhầm tại nhà hộ sinh quận Ba Đình, Hà Nội cách đây 42 năm
Đó là câu chuyện khiến bà mẹ 65 tuổi Nguyễn Thị Mai Hạnh (ngụ tại Quán Thánh, Q.Ba Đình, Hà Nội) luôn đau đáu suốt 42 năm qua, mong tìm lại người con ruột thất lạc, và giúp con gái Tạ Thị Thu Trang tìm lại bố mẹ đẻ.
Theo bà Hạnh, vào ngày 10/10/1974, bà sinh con gái ở nhà hộ sinh Ba Đình, địa chỉ ngõ Phan Huy Ích, Ba Đình, Hà Nội (nay là nhà hộ sinh 12 Lê Trực).
Bà Hạnh chụp cùng hai con gái, chị Trang (đứng phía bên trái). Ảnh gia đình cung cấp/ nguồn Tri Thức Trẻ |
Con gái của bà được đánh số 33 nhưng khi nhận con thì cháu lại ghi là 32, gia đình và các y bác sĩ lúc đó đã cố gắng tìm kiếm nhưng không thấy. Từ đó đến nay, gia đình luôn giấu kín chuyện này và nuôi dạy chị Tạ Thị Thu Trang như con ruột, nhưng vẫn đau đáu về người con ruột thất lạc suốt 42 năm qua.
Gần đây, bà Hạnh và gia đình quyết định nói ra sự thật và mong muốn tìm lại con ruột cũng như chị Trang muốn tìm bố mẹ ruột.
Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm người thân gặp nhiều khó khăn vì thời gian đã quá lâu nên chưa có manh mối nào.
Hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc tìm kiếm giúp gia đình bà Hạnh.
Được biết đây không phải là trường hợp đầu tiên trẻ bị trao nhầm con tại bệnh viện.
Sinh con gái, bệnh viện trao nhầm con trai
Đó là trường hợp trao nhầm con tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh (tỉnh Đồng Nai).
Vào đầu năm 2013, chị T. (xã Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ) và chị H. (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc) nhập viện Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh để sinh con. Sau ca sinh mổ, phía bệnh viện trao một bé trai cho chị T, và bé gái cho chị H.
Sinh con gái, bệnh viện trao nhầm con trai. Ảnh minh họa |
Sau khi nhận con, cả chị T. và H. đều nghi ngờ có sự nhầm lẫn về giới tính của con. 3 gần tháng sau nuôi dưỡng, chị T. và chị H. đều có chung mỗi nghi ngờ nên đã làm thủ tục xét nghiệm ADN. Kết quả đúng là hai em bé bị trao nhầm.
Phía Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh đã chịu toàn bộ chi phí giám định ADN và tổ chức buổi gặp gỡ xin lỗi hai gia đình.
Trao nhầm con ở Bệnh viện Quảng Ngãi
Sự việc xảy ra vào tháng 12/2011 tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.
Theo tin tức trên báo Vietnamnet, vào ngày 7/12/2011, tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, chị Trần Thị Hồng C. (22 tuổi, quê xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa) đã hạ sinh được một bé gái; chị Định Thị H. (20 tuổi, xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà) hạ sinh được một bé trai.
Tuy nhiên, phía bệnh viện đã trao nhầm con trai cho chị C, và con gái cho chị H.
Sáng ngày 8/12/2011, gia đình sản phụ C. làm thủ tục xuất viện. Tuy nhiên, trong giấy ra viện ghi con chị C. là con gái, nhưng đứa con chị đang bế lại là con trai.
Phía bệnh viện đã kiểm tra và phát hiện có sự nhầm lẫn trong việc trao con cho sản phụ.
Trả nhầm trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Theo tin tức trên báo Người Lao Động vào ngày 7/1/2012, sản phụ Trần Thị Thủy (34 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và đã hạ sinh đước một bé trai nặng 3,4kg bằng hình thức sinh mổ. Cháu bé được đánh số 550 và đưa vào khu hậu phẫu của khoa A4 (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội).
Đến khoảng 15h cùng ngày, gia đình sản phụ Thủy lên phòng sơ sinh để đoán cháu nhưng không có cháu bé nào đeo số 550.
Sự việc đã khiến bệnh viện náo loạn đi tìm vì nghi ngờ bé sơ sinh bị bắt cóc hay thất lạc.
Sau khi tìm kiếm, các bác sĩ phát hiện bé trai con chị Thủy đã bị trao nhầm cho sản phụ Lê Kim Oanh (Cầu Giấy, Hà Nội). Con của sản phụ Oanh mang số 585 vẫn còn nằm trong buồng cách ly.
Phát hiện việc tram nhầm con, ê kíp bệnh viện đã trao lại con cho chị Thủy và chị Oanh.
Phía Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sau đó đã thừa nhận các bác sĩ bàn giao tẻ đã làm sai quy trình. Thông thường, mỗi trẻ sau khi sinh sẽ được cấp 2 thẻ số hiệu, một thẻ đeo vào tay mẹ, một đeo vao tay con. Khi bàn giao con cho mẹ, bác sĩ phải đối chiếu số thẻ của trẻ với sản phụ xem có trùng khớp hay không.
Bệnh viện trao nhầm con: Có thể bị phạt tù chung thân Trả lời báo Thanh Niên, Luật sư Nguyễn Thạch Thảo cho biết trong trường hợp trao nhầm con tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm mà người trực tiếp để xảy ra việc nhầm lẫn trẻ sơ sinh sẽ bị xem xét để xử lí trách nhiệm theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu hành vi đó là cố ý của những người có trách nhiệm nhằm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thì sẽ bị xem xét xử lí hình sự theo điều 120 BLHS 1999 (SĐBS 2009) có khung hình phạt thấp nhất từ 3-10 năm tù và cao nhất từ 10 – 20 năm hoặc tù chung thân. Theo Luật sư Lê Trọng Phụng, nếu phát hiện ra bệnh viện, cơ sở y tế trao nhầm trẻ sơ sinh mà gây thiệt hại cho mình hoặc cho người khác, thì người bị trao nhầm con có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan công an để yêu cầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại các Điều 618, 619, 622 Bộ luật dân sự. | |
Xem thêm video:[mecloud]OeYjtzllTY[/mecloud]
H.Yen (Tổng hợp)