Tin mới

Sở Y tế Hòa Bình sẵn sàng bảo lãnh cho bác sĩ Lương tại ngoại

Thứ ba, 04/07/2017, 20:59 (GMT+7)

Ngày 4/7, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hoà Bình, đã đề nghị cơ quan điều tra xin tại ngoại cho bác sĩ Hoàng Công Lương, một trong 3 người bị cơ quan điều tra bắt giữ vì liên quan tới sự cố chạy thận làm 8 người tử vong hôm 29/5.

Ngày 4/7, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, đã đề nghị cơ quan điều tra xin tại ngoại cho bác sĩ Hoàng Công Lương, một trong 3 người bị cơ quan điều tra bắt giữ vì liên quan tới sự cố chạy thận làm 8 người tử vong hôm 29/5.

Bác sĩ Hoàng Công Lương thời điểm bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh: C.A

Theo thông tin trên Tiền phong, ngày 4/7 , ông Trần Nguyên Khánh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hoà Bình, cho biết đã đề nghị cơ quan điều tra cho bác sĩ Hoàng Công Lương người bị bắt trong sự cố chạy thận ở Hòa Bình được tại ngoại.

"Nếu bên công an đề nghị Sở Y tế Hoà Bình bảo lãnh, Sở sẵn sàng đứng ra bảo lãnh", ông Khánh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Khánh: "Quan trọng nhất là phía công an có đồng ý cho tại ngoại hay không. Khi công an đồng ý cho tại ngoại, ai là người sẽ đứng ra bảo lãnh. Quy định của pháp luật thì gia đình đứng ra bảo lãnh, đứng về góc độ cơ quan quản lý nhà nước thì có thể bệnh viện hoặc Sở y tế sẽ đứng ra làm việc này".

Theo kết luận ban đầu của cơ quan điều tra, bác sĩ Hoàng Công Lương là người trực tiếp ký đề xuất sửa chữa, biết việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO. Tuy nhiên, khi chưa nhận được bàn giao việc sửa chữa bằng văn bản và chưa biết nguồn nước RO số 2 có đạt tiêu chuẩn hay không, bác sĩ này vẫn chạy thận cho các bệnh nhân.

Bác sĩ Lương đã vi phạm điều 242 Bộ luật Hình sự: “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế”.

Cũng trong ngày hôm nay, trên Dân Trí và VietNamNet đưa tin, liên quan đến vụ tai biến chạy thận tại Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân tử vong, TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo và GS, TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai cho rằng, chất fluoride (chất cực độc) tồn dư trong nước chạy thận nhân tạo chỉ dùng trong công nghiệp, không được phép dùng trong y tế. 

Trước đó, Hội Hồi sức - Cấp cứu và chống độc Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, cũng đã gửi văn bản kiến nghị Công an tỉnh Hòa Bình và Viện KSND cùng cấp cho phép bác sĩ Hoàng Công Lương được tại ngoại.

Sau khi dư luận cả nước và giới bác sĩ, nhân viên y tế đồng loạt lên tiếng về việc khởi tố bắt tạm giam BS, Lương, chiều 28/6 đại diện Bộ Y tế, TS. Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cũng cho rằng: "Bác sĩ Lương không phải là trường hợp nguy hiểm, có hồ sơ lý lịch rõ ràng, nhân thân tốt, có công lao trong khám chữa bệnh, có thể cho tại ngoại, không đi khỏi nơi cư trú để phục vụ c

ông tác điều tra là phù hợp với bản chất của vụ việc".

Theo ông Huy Quang, bác sĩ Hoàng Công Lương là bác sĩ trẻ có nhiệt huyết, có năng lực chuyên môn, không có biểu hiện bỏ trốn hay cản trở cơ quan điều tra. Với các tội đặc biệt nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, nếu chiểu theo luật Tố tụng hình sự thì việc bắt tạm giam được áp dụng là điều cần thiết. Riêng bác sĩ Lương có lý lịch nhân thân tốt, không dấu hiệu chạy trốn, tẩu tán tài liệu...

Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị cơ quan thẩm quyền xem xét yếu tố nhân thân, thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho bác sĩ Hoàng Công Lương tại ngoại nơi cư trú trong quá trình điều tra.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news