(Tinmoi.vn) Nếu quan niệm sống thử là góp gạo thổi cơm chungm xuất phát từ lợi ích và thiếu kỹ năng, kiên thức bảo vệ mình ắt các bạn trẻ sẽ vấp phải những hệ quả khôn lường, trong đó nguy cơ lớn nhất là có thai ngoài ý muốn.
Sống thử đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam do được du nhập từ các nước phương Tây. Tuy nhiên, kiến thức về tình yêu, giới tính ở các bạn trẻ còn chưa được đầy đủ và phần lớn người chịu thiệt thòi là các em gái.Vậy sống thử nên hay không và thời điểm nào là phù hợp? Đó chính là những kỹ năng mềm mà các bậc phụ huynh nên tìm cách tiếp cận và giải thích cho con một cách hợp lý.
Ảnh minh họa
Chia sẻ trong chương trình Kỹ năng sống, VTV3, PGS.TS Trần Thu Hương, Phó chủ nhiệm khoa Tâm lý học, ĐH KHXH và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, sống thử không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và hoàn toàn tiêu cực nhưng cũng để lại một số hậu quả với các bạn trẻ thiếu kỹ năng, kiến thức.
"Các nước phương Tây, họ sống với nhau trước hôn nhân và không có hôn nhân rất nhiều và phần lớn ở trong xã hội đấy họ đều làm như vậy. Thế nhưng, với các nước phương Đông rõ ràng việc sống với nhau trước hôn nhân là điều rất khủng khiếp thế nhưng bây giờ các bạn trẻ âu hóa nhiều nên các bạn lựa chọn để tham gia trong cuộc sống lứa đôi khác rất nhiều so với các cụ trước đây.
Cuộc trò chuyện của PGS.TS Trần Thu Hương với chương trình Kỹ năng sống, chủ đề "Sống thử" trên VTV
Không chỉ các bạn trẻ, tôi thấy 1 số phụ huynh vẫn nói hai đứa cứ tìm hiểu nhau, muốn làm gì thì làm nhưng mang về trình báo chúng con có kết quả đây và bố mẹ sẵn sàng cho các con cưới. Điều nầy cho thấy quan điểm sống thử của các cụ bây giờ rất khác so với trước kia rồi", bà Hương nói.
Tuy nhiên, cũng theo bà Hương, nếu xuất phát từ lợi ích, việc sống thử sẽ mang đến một số hậu quả.
"Ví như, nếu hai người không yêu nhau nhưng bởi vì có lợi cho hai bên nên cả hai bên đều thử. Quan hệ như thế sẽ không được bền lâu, dẫn đến chia tay. Nếu chia tay êm đềm thì không sao nhưng chia tay trong xung đột thì tạo tổn thương cho cả hai. Có những trường hợp khác, một trong hai người, thấy người khác có gí trị hơn thì sẽ bỏ để sống với người lợi ích cao hơn thì cũng dẫn tới sự xung đột lớn. Hoặc nữa là các bạn trẻ rất ít trang bị cho mình kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình, nguy cơ lớn là thụ thai ngoài ý muốn sẽ phải đi bỏ. Việc có thai ngoài ý muốn đã làm cho các bạn khổ rồi nhưng việc đi bỏ còn làm các bạn khổ hơn, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào trạng thái vô sinh, đấy là 1 nỗi đau lớn, ảnh hưởng đến cuộc đời của các bạn", bà Hương phân tích những mặt trái của sống thử.
Trên thực tế, các phương tiện truyền thông đã đưa tin, phản ánh nhiều cái kết không có hậu của những cặp đôi sống thử bừa bãi, thiếu trách nhiệm với bản thân. Trong đó, người chịu thiệt thòi hơn là người "vợ": có người phải vào viện một mình để xử lý cái thai ngoài ý muốn; có người vì không có kiến thức, xử lý không đúng cách dẫn đến hậu quả là vô sinh; có người đành ngậm ngùi mang bầu, nuôi con một mình trong thiếu thốn, buồn tủi ....
H.Minh
Xem thêm clip có thể bạn quan tâm: Bộ GD-ĐT công bố 3 phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia