Tin mới

Sự cố chạy thận ở Hòa Bình: Bác sĩ Lương được tại ngoại

Thứ tư, 05/07/2017, 20:17 (GMT+7)

Liên quan tới câu chuyện bác sĩ Hoàng Công Lương - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị khởi tố, bắt tạm giam trong sự cố y khoa vào cuối tháng 5, ngày 5/7, Cơ quan điều tra đã chấp nhận kiến nghị, đồng ý để BS Lương được tại ngoại.

Liên quan tới câu chuyện bác sĩ Hoàng Công Lương - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị khởi tố, bắt tạm giam trong sự cố y khoa vào cuối tháng 5, ngày 5/7, Cơ quan điều tra đã chấp nhận kiến nghị, đồng ý để BS Lương được tại ngoại. 

Bác sĩ Hoàng Công Lương thời điểm bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh: Dân trí

Theo thông tin trên Pháp luật TP. HCM, Infonet, chiều 5/7, Bộ Y tế cho biết luật sư của bác sĩ (BS) Hoàng Công Lương đã đến làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình, kiến nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn. Theo đó, Cơ quan điều tra đã chấp nhận kiến nghị, đồng ý để BS Lương được tại ngoại. 

Sau khi dư luận cả nước và giới bác sĩ, nhân viên y tế đồng loạt lên tiếng về việc khởi tố bắt tạm giam BS Lương, Bộ Y tế, Hội Hồi sức - Cấp cứu và chống độc Việt Nam và Tổng Hội Y học Việt Nam, Sở Y tế Hòa Binh đã có công văn gửi Bộ Công an, Công an tỉnh Hòa Bình, Viện KSND tỉnh Hòa Bình đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với BS Lương.

Trong công văn gửi cơ quan công an, Bộ Y tế cùng các sở, ban ngành cho rằng sai sót của BS Lương là sai sót về thủ tục hành chính chứ không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chết người. Theo đó, việc kiểm soát chất lượng nước do đơn vị ký kết và cán bộ phòng vật tư nghiệm thu, BS không có chuyên môn kỹ thuật và cũng không được phân công làm công việc này.

Theo kết luận ban đầu của cơ quan điều tra, bác sĩ Hoàng Công Lương là người trực tiếp ký đề xuất sửa chữa, biết việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO. Tuy nhiên, khi chưa nhận được bàn giao việc sửa chữa bằng văn bản và chưa biết nguồn nước RO số 2 có đạt tiêu chuẩn hay không, bác sĩ này vẫn chạy thận cho các bệnh nhân.

Bác sĩ Lương đã vi phạm điều 242 Bộ luật Hình sự: “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế”.

Liên quan đến vụ tai biến chạy thận tại Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân tử vong, TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo và GS, TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai cho rằng, chất fluoride (chất cực độc) tồn dư trong nước chạy thận nhân tạo chỉ dùng trong công nghiệp, không được phép dùng trong y tế. 

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news