Sự khác biệt lớn nhất về cách dạy con của người phương Tây với người Việt Nam đó là sự thống nhất, quyết đoán của bố mẹ Tây và việc coi con như “lá ngọc cành vàng” của cha mẹ Việt. Vậy đâu mới là cách dạy con đúng đắn và hợp lý nhất?
Trên thực tế, không có tiêu chí cụ thể nào để đánh giá cách dạy con thế nào là đúng. Mỗi người mẹ, người cha lại có phương pháp dạy con khác nhau, nhưng cũng chính vì thế mà tính cách con trẻ lại được định hình theo cách nuôi dạy đó. Có thể khái quát sự khác nhau giữa cha mẹ Việt và cha mẹ Tây bằng một vài điểm:
Lối suy nghĩ và ứng xử:
Hầu hết các bậc cha mẹ ở phương Tây hay Nhật Bản, Úc đều hướng đến việc rèn lối suy nghĩ độc lập cho con trẻ. Bên cạnh đó, họ còn dạy chúng biết cách ứng xử trong văn hóa giao tiếp. Tức là, từ thuở bé trẻ em đã được học cách nói “Cảm ơn!” hay “Xin lỗi!”, điều đó không những thể hiện sự lễ phép mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với người xung quanh. Phải chăng họ cho rằng họ cần đối xử với người khác theo cách họ muốn người khác đối xử với mình?.
Đồng thời đối với trẻ em ở Úc, chúng được cha mẹ dạy cách giữ lời hứa, hoặc nếu không giữ lời thì cần giải thích nguyên do tại sao. Cách này được cha mẹ áp dụng với bất cứ lứa tuổi nào ở trẻ em.
Nhìn lại Việt Nam, rất nhiều mẹ chưa nhận thức được cách dạy con như vậy từ nhỏ. Đôi khi họ thể hiện tình yêu con thái quá, nuông chiều trẻ quá mức dẫn đến có trẻ trở nên hỗn láo với người lớn, luôn có tư tưởng hiếu động, không nghe lời.
Tính tự lập:
Khác với một số nước châu Á, người phương Tây luôn cho rằng cần phải rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ tấm bé, nó không những giúp trẻ độc lập hơn mà còn là điều kiện tốt để trẻ phát triển về sau này đồng thời nó còn giúp ích được cho người lớn.
Ngay từ nhỏ, cha mẹ Úc đã để trẻ ngủ riêng trong một cái nôi kể cả khi trẻ được vài ngày tuổi. Có lẽ vì vậy mà trẻ không đòi mẹ bế liên tục và không nhõng nhẽo cha mẹ.
Ngoài ra, cha mẹ Tây thường để trẻ tự tìm hiểu, mày mò các vấn đề, rèn luyện các kỹ năng cơ bản như: ăn cơm, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, đi giày,... Không những thế, giáo viên người nước ngoài còn đưa ra những nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu trẻ hoàn thành. Làm như vậy không những giúp trẻ tự lập mà còn giúp trẻ cảm thấy hứng khởi hơn vì hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập.
Khác với cha mẹ Tây, những người làm cha, làm mẹ châu Á thường có quan điểm cho rằng trẻ như một “sinh linh bé nhỏ” và cần được sự chăm sóc chu đáo về mọi mặt. Ở Việt Nam, trong những tháng đầu mới sinh, mẹ luôn là người bồng bế và ngủ cùng con, điều đó đôi khi khiến trẻ bện hơi mẹ và không theo người khác.
Bên cạnh đó, hầu hết các cha mẹ đều thay con làm các công việc như: cho trẻ ăn, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đưa trẻ đi học,... đôi khi nó khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ.
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn cho trẻ là điểm khác biệt rất lớn giữa các mẹ Tây và mẹ Việt. Ở phương Tây, cha mẹ cho trẻ ăn phomat (phomai) từ rất sớm và họ quan niệm rằng trẻ không nên có thực đơn riêng mà phải ăn giống người lớn để trẻ không kén cá chọn canh với thức ăn.
HOFF là nhãn hiệu được nhiều bà mẹ trẻ ở Việt Nam khi lựa chọn mua phomat.
Ngược lại với mẹ Tây, mẹ Việt lại cho rằng việc sử dụng phomat sẽ rất dễ khiến trẻ mắc bệnh béo phì và không có chất dinh dưỡng. Họ lên thực đơn riêng cho trẻ, họ quan niệm rằng trẻ cần được ăn những mon ăn bổ dưỡng nhất và đầy đủ nhất.
Thực chất không phải như vậy, việc ăn phomat không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn điều độ với lượng vừa phải thì trẻ có thể phát triển tốt cả về sức khỏe lẫn trí tuệ bởi phomat là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với cơ địa của trẻ.
Thái độ của cha mẹ:
Thông thường cha mẹ người Việt thường thể hiện tình yêu con ra ngoài, đôi khi hơi thái quá. Họ luôn chiều theo ý con, nếu con không thích sẽ không làm hoặc con đòi cái gì sẽ cho cái đó. Tuy nhiên chính cách thể hiện tình yêu này lại khiến trẻ có tính ích kỷ, học đòi và muốn chiếm đoạt, sở hữua.
Ngược lại, người phương Tây luôn bị nói rằng lạnh lùng và vô tình khi nuôi dạy trẻ. Họ không hề nuông chiều mà để trẻ thực hiện theo những quy tắc đã đặt ra, nếu trẻ vi phạm và không làm đúng thì họ không hề quát mắng mà chỉ nhìn lạnh lùng và để trẻ “một mình”. Thông thường, trẻ em phương Tây rất sợ bị “bỏ rơi một mình” vì chúng quen những hoạt động tập thể vì vậy đây được coi là hình phạt đáng sợ.
Có trường hợp trẻ bỏ bữa và nhất định không ăn đúng giờ, mẹ Tây không dỗ dành con ăn cho hết bữa vì cho rằng như vậy trẻ cũng không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà đẻ trẻ nhịn đói, không cho trẻ ăn cho đến khi vào đúng bữa. Nhờ vậy trẻ sẽ học được bài học trân trọng thức ăn.
Tuy có sự khác biệt khá nhiều về cách dạy con nhưng hiện nay cách dạy con của người phương Tây đang dần được cha mẹ Việt Nam áp dụng. Điều đó chứng tỏ sự khoa học và hợp lý trong cách chăm con của họ, đặc biệt trong cách ăn uống. Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ.
Chọn phomat Hoff an toàn, tự nhiên cho trẻ là phương pháp chăm con khoa học của các bà mẹ hiện đại.
Không thể phủ nhận rằng trẻ em các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc rất năng động và thông minh. Đó cũng là một minh chứng cho sự đúng đắn trong cách nuôi dạy trẻ của những bậc cha mẹ. Liệu cha mẹ Việt Nam có nên thay đổi trong suy nghĩ, hành động về cách dạy và chăm sóc con?
Từ tháng 9/2014, nhãn hàng Höff lần đầu tiên mang đến cho trẻ em Việt Nam sản phẩm Phomat Höff hoàn toàn tự nhiên, kết hợp với các loại trái cây từ châu Âu. Nhiều ý kiến chuyên gia nhận định: Phomat Höff là sản phẩm dinh dưỡng cao, cân đối, đầy đủ vitamin và khoáng chất, tốt cho sự phát triển của các bé. |
PV