Tin mới

Tác dụng "thần kỳ" của rau mùi ít người biết đến

Thứ hai, 19/01/2015, 11:10 (GMT+7)

Hầu hết những loại rau thơm đều có tác dụng bổi bổ sức khỏe, trong đó rau mùi là một loại gia vị phổ biến và có công dụng rất hiệu quả.

Hầu hết những loại rau thơm đều có tác dụng bổi bổ sức khỏe, trong đó rau mùi là một loại gia vị phổ biến và có Công dụng rất hiệu quả.

Kháng sinh

 

Một hợp chất kháng sinh có tên dodecenal được tìm thấy trong rau mùi đã được chứng minh là có hiệu quả gấp đôi những loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong thực phẩm như salmonella.

Rau mùi có tác dụng  làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào gây bệnh ung thư

Chống ung thư

Các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào - nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Đặc tính chống khuẩn

Rau mùi có chứa tinh dầu dễ bay hơi có tính chất kháng khuẩn. Vì thế rau mùi là loại thảo dược được sử dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc nấm men.

Đặc tính chống viêm

Hàm lượng axit béo omega - 3 và omega - 6 được tìm thấy trong rau mùi khá cáo. Axit béo omega - 3 giống như tòa nhà cao tầng được xây dựng để bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm và ngoài ra còn nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Một nghiên cứu được tiến hành trên một con chuột đã khẳng định rằng rau mùi có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu. Rau mùi có khả năng kích thích cơ thể tiết ra insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu. Sử dụng nước ép rau mùi thường xuyên sẽ đạt được hiệu quả bất ngờ.

Xương khỏe mạnh

Canxi là một dưỡng chất thiết yếu và quan trọng cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh. Rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, vì thế rau mùi có nhiều lợi ích trong việc duy trị xương khỏe mạnh.

Có khả năng giảm hàm lượng cholesterol

Việc tiêu thụ rau mùi hàng ngày có thể làm giảm được số lượng lớn các tế bào bị hư hỏng trong màng tế bào. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng rau mùi còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu và làm tăng những cholesterol có lợi cho cơ thể.

Sáng mắt

Với hàm lượng các chất chống oxy hóa và hàm lượng beta - carotene cao, rau mùi được xem là thảo dược giúp bạn giảm các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực tốt nhất. Không chỉ thế, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể

Rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn chỉ cần trộn nước ép rau mùi với bột Chlorella (một loại tảo đơn bào) và sử dụng hàng ngày. Hỗn hợp nước uống này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng các chất chống oxy hóa, các chất dinh dưỡng thực vật cao, cộng thêm khoáng chất và vitamin có trong rau mùi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Mất ngủ

Với hàm lượng các dưỡng chất từ thực vật và giá trị dinh dưỡng của rau mùi giúp cân bằng lại các hóa chất bên trong, có tác dụng làm dịu các dây thần kinh giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.

Sỏi thận

Rau mùi có tác dụng lợi tiểu và giải độc nên có tác dụng giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Tham khảo thêm những tác dụng tuyệt vời của các loại rau thơm khác:

1. Mùi tàu

Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...

2. Húng chanh

Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

3. Rau răm

Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

4. Húng quế

Húng quế chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu hiệu quả

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

5. Thì là

Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

6. Đinh lăng

Theo y học cổ truyền lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, phòng co giật ở trẻ em, chữa viêm gan, thiếu máu, ho ra máu, kiết lỵ, …

7. Rau diếp cá

Từ xa xưa rau diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Theo Đông y diếp cá còn là loại thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh như bệnh trĩ, táo bón, sốt ở trẻ em, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm âm đạo...

8. Tía tô

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là Cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.

9. Cây sả

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu, giải độc, hạ huyết áp, rối loạn kinh nguyệt.

Dã Quỳ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news