Ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu làm thủng tầng ozon, tạo cơ hội cho tia cực tím tiếp xúc với chúng ta nhiều hơn bao giờ hết. Để bảo vệ sức khỏe chính mình, bạn cần trang bị những kiến thức về tác hại của tia uv và cách phòng tránh chúng.
1. Nguồn gốc của tia tử ngoại
Nguồn gốc của tia tử ngoại
Tia tử ngoại là một loại sóng ánh sáng có bước sóng rất ngắn, có nguồn gốc từ mặt trời. Việc tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài có thể dẫn đến việc mắc những căn bệnh nghiêm trọng. Bước sóng của chúng nằm trong khoảng 400 - 100nm.
Phần lớn tia uv bị tầng ozon hấp thụ và bức xạ ngược lại. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường đã khiến lớp ozon bị mỏng đi và thủng ở nhiều nơi, khiến lượng tia cực tím đến mặt đất tăng cao hơn rất nhiều. Đây luôn là vấn đề được các trang tin tức tổng hợp khoa học, công nghệ và cuộc sống đề cập và cảnh báo mỗi năm.
Tia tử ngoại mạnh nhất vào buổi trưa (thời gian mặt trời mọc cao nhất), và yếu nhất vào sáng sớm hoặc chiều tối. Mùa hè (từ tháng 5 - 8) chính là khoảng thời gian mà tia cực tím nhiều và mạnh nhất trong năm.
2. Tác hại của tia tử ngoại
Tác hại từ tia cực tím
Tia cực tím gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Trong đó, bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là da và mắt.
Đối với mắt: Khi tiếp xúc với tia tử ngoại, mắt của chúng ta sẽ hấp thụ chúng. Các bước sóng của tia tử ngoại rất ngắn (400 - 100nm), nên ảnh hưởng rất lớn đến giác mạc. Bị ảnh hưởng trong một thời gian dài, chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh về mắt như: viêm giác mạc, thoái hóa điểm vàng, mộng thịt (góc thịt phát triển ở góc trong hoặc góc ngoài của mắt),... Trong số đó, nhiều căn bệnh dù các được các bác sĩ tài tình hỗ trợ cũng không thể hồi phục lại được.
Đối với da: Bạn có biết mỗi năm có đến 2 - 3 triệu người mắc bệnh ung thư về da? Đây là một con số ấn tượng với tỷ lệ người mắc rất cao. Đây chính là hậu quả của việc biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon. Các bước sóng ngắn từ tia uv làm biến đổi các biểu mô tế bào và sắc tố da. Từ đó tạo nên các khối u ác tính và biến đổi thành ung thư sau này. Tia cực tím cũng là một trong các nguyên nhân chính gây nên tình trạng lão hóa da. Đây luôn là vấn đề được đưa lên toplist các lĩnh vực khoa học, công nghệ và cuộc sống.
3. Bảo vệ sức khỏe từ tia uv
Bảo vệ bản thân trước tia tử ngoại
Qua những thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đã biết tia tử ngoại gây ra những tác động tiêu cực như thế nào. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra các giải pháp để phòng chống được tổng hợp hợp dựa trên các bài báo và trang tin tức tổng hợp khoa học, công nghệ và cuộc sống đáng tin cậy:
- Hạn chế tiếp xúc với tia tử ngoại nhiều nhất có thể. Khi đi ra đường, bạn đừng quên mang theo áo khoác, khẩu trang, bao váy chống nắng… để bảo vệ tối đa làn da của mình.
- Sử dụng kem chống nắng để hạn chế ảnh hưởng từ tia cực tím. Khi sử dụng kem, bạn nên chú ý thành phần của chúng trong trường hợp da của bạn nhạy cảm.
- Trang bị cho mình một chiếc kính râm tốt để mang. Việc này sẽ làm giảm tác động từ tia tử ngoại đến mắt của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế việc nhìn trực tiếp vào mặt trời, đặc biệt là những giờ nắng gay gắt.
- Hạn chế ra đường vào buổi trưa, đặc biệt là những giờ nắng gắt. Vì đây là khoảng thời gian tia tử ngoại mạnh nhất.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã biết được tia cực tím có tác hại tiêu cực như thế nào đối với sức khỏe. Áp dụng các biện pháp chống nắng ở trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình một cách hiệu quả, phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.