Tin mới

Tăng học phí: Người học có quyền biết trường chi tiêu thế nào

Thứ hai, 26/10/2015, 11:07 (GMT+7)

Theo các chuyên gia giáo dục, khi tăng học phí, điều đầu tiên các trường cần làm là minh bạch bởi khách hàng (học sinh, sinh viên) có quyền được biết trường thu chi thế nào. 

Theo các chuyên gia giáo dục, khi tăng học phí, điều đầu tiên các trường cần làm là minh bạch bởi khách hàng (học sinh, sinh viên) có quyền được biết trường thu chi thế nào. 

Như tin tức đã đưa, theo quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ vừa ban hành từ ngày 1/12/2015, học phí giáo dục đại học sẽ tăng 10%/ năm cho từng năm học. Bên cạnh đó, mức học phí cũng sẽ tăng ở tất cả các cấp học giáo dục quốc dân, trừ bậc tiểu học được miễn học phí. 

Tăng học phí: Người học có quyền biết trường chi tiêu thế nào
 

Tăng học phí chất lượng giáo dục có tăng?. Ảnh minh họa: Thanh niên

Vấn đề này khiến dư luận đặt câu hỏi tăng học phí, chất lượng giáo dục có tăng và liệu có theo tỉ lệ 1-1?

Trao đổi trên Người lao động, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng thực tế không phải lúc nào cũng “tiền nào của nấy”. Trong điều kiện thiếu thông tin như hiện nay, người học khó có thể được bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường tương xứng với số tiền họ bỏ ra.

Vì thế, theo ông Nhĩ, khi tăng học phí, điều đầu tiên các trường phải làm là minh bạch thu chi, không được để xảy ra tình trạng trường lợi dụng “tự chủ” để lạm thu.

“Nhà nước phải yêu cầu các trường làm rõ cơ sở của mức tăng học phí mới, đặc biệt là các trường tự chủ tài chính. Ví dụ, trước đây học phí cũ thế nào, trường được nhà nước cấp định mức trên đầu sinh viên bao nhiêu; nay khi tự chủ, học phí mới gồm những khoản chi gì…Vấn đề này cũng phải công khai hóa trên internet”, PGS Trần Xuân Nhĩ đề xuất.

TS Giáo dục Chu Cẩm Thơ cũng có chung quan điểm khi trao đổi trên VTV về vấn đề này trên VTV. Bà cho rằng, để tăng chất lượng giáo dục đào tạo, không phải chỉ tăng mức lương chi trả cho giáo viên hoặc tăng đầu tư cho cơ sở vật chất mà là sự minh bạch khi sử dụng nguồn tiền. Người tiêu dùng hay khách hàng phải có quyền biết cơ chế để giám sát những hoạt động đó. 

Ngoài ra, bà Thơ còn cho rằng việc tăng học phí có thật sự hiệu quả hay không còn phụ thuộc một phần vào sự linh hoạt của bộ máy điều hành tài chính. 

"Giống như các cụ mình vẫn thường nói, khéo làm thì lo, khéo co thì ấm, chuyện tăng học phí hay không cũng tương tự vậy thôi, bà Thơ nói.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news