Tin mới

Tăng lương tối thiểu vùng lên 3,5 triệu đồng/tháng từ 1/1/2016

Thứ tư, 30/12/2015, 09:57 (GMT+7)

Từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp...

Từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp...

Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức người Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam thuê mướn lao động theo hợp đồng.

Theo đó, mức lương tối thiếu sẽ tăng hơn mức lương hiện tại là 250.000-400.000 đồng/tháng, tùy theo từng vùng.

Cụ thể, đối với vùng I, mức lương mới được áp dụng là 3,5 triệu đồng/tháng thay vì 3,1 triệu đồng/ tháng vào năm 2015. Đối với vùng II, III, IV thì mức tăng lương tương ứng là 3,1 triệu đồng/tháng, 2,7 triệu đồng/tháng và 2,4 triệu đồng/ tháng.

Tăng lương tối thiểu vùng lên 3,5 triệu đồng/tháng từ 1/1/2016. Ảnh internet 

Nghị định cũng nêu rõ, đây là mức lương thấp nhất để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trả lương

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc ban đêm, làm công việc nặng nhọc, độc hại. Phụ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nghị định quy định cụ thể về chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất; quỹ bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ cont hứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Trong đó, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc trở lại, sức khỏe người mẹ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày.

Ngoài ra, lao động nam có vợ sinh con cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc trong trường hợp sinh thường; 7 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày; trường hợp vợ sinh đôi trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Luật cũng quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thay vì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con như Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

H.Yen (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở?

Sau khi Chính phủ đề xuất với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở, nếu được thông qua thì mức lương hưu và trợ cấp BHXH có được điều chỉnh tăng theo hay không?