Tin mới

Thăm bộ tộc ở trần, phụ nữ đẹp nhất vùng lục địa đen

Thứ năm, 10/07/2014, 14:55 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Ở bộ lạc này, đàn ông và phụ nữ đều ở trần và ít khi tiếp xúc với cuộc sống văn minh bên ngoài. Phụ nữu của bộ lạc được coi là đẹp nhất lục địa đen.

(Tinmoi.vn) Ở bộ lạc này, đàn ông và phụ nữ đều ở trần và ít khi tiếp xúc với cuộc sống văn minh bên ngoài. Phụ nữu của bộ lạc được coi là đẹp nhất lục địa đen.

Bộ lạc Himba hiện có khoảng 50 ngàn người với tỉ lệ nam/nữ bằng nhau. Họ sống theo lối du mục, trên những vùng đất cằn khô. Họ thích lối sống hoang dã cùng với hổ báo, chứ nhất định không chịu tiếp nhận văn hóa của xã hội văn minh.

Cả đàn ông lẫn phụ nữ Himba đều có thân hình rất đẹp: đàn ông cao, dẻo dai săn chắc, còn phụ nữ thì đầy đặn, phúc hậu, họ được coi là đẹp nhất của lục địa đen. Từ bé họ đã khỏa thân, nên khi tiếp xúc với người lạ, mặc đầy đủ quần áo họ rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao lại phải mặc quần áo. Sau đó, họ mới “hiểu” rằng, người của thế giới văn minh bị… bệnh ngoài da, nên mặc quần áo để che đi cái phần xấu xí, lở loét đó.

                      

Từ xa xưa, phụ nữ Himba dùng một loại hợp chất đặc biệt bôi lên người, gọi là Otjize. Hợp chất này làm từ bột màu, đất đỏ, bơ cùng các loại thảo mộc khác, có tác dụng bảo vệ cơ thể họ khỏi khí hậu khắc nghiệt. Thứ hợp chất bảo vệ này đã biết thành “son phấn” làm đẹp cho phụ nữ.

                            

Ngoài việc làm đẹp, bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng gay gắt, thì màu đỏ của hợp chất này còn tượng trưng cho cuộc sống và sự no đủ. Một số nhà sử học phương Tây tin rằng, có thể cách làm đẹp này còn sót lại từ thời Ai Cập cổ đại. Vì thế, trông phụ nữ Himba có nét gì đó giống vẻ đẹp của phụ nữ Ai Cập cổ đại.

                             

Mái tóc của phụ nữ Himba là đặc biệt nhất. Họ giành nhiều thời gian chăm chút cho mái tóc của mình. Mái tóc được bện cùng với một loại đất sét màu đỏ. Kiểu tóc thể hiện từng giai đoạn cuộc đời của người phụ nữ. Nhìn vào mái tóc có thể biết người phụ nữ có chồng, con hay chưa. Khi chưa có chồng, cô gái sẽ đội khăn lên đầu, còn khi đã có chồng thì không đội khăn.

Chiếc khăn ấy là do người mẹ làm cho con gái, từ da bò. Khi chưa lấy chồng, cô gái dùng khăn này đội đầu để giữ gìn mái tóc. Khi về đến nhà chồng, chiếc khăn da không chỉ che mái tóc mà còn được thả xuống che mặt, như một biểu hiện tôn trọng nhà chồng.

                              

Chỉ sau đêm đầu tiên chung sống, sáng ra cô dâu mới cất chiếc khăn đó đi, để đầu trần. Chiếc khăn đó được cất kĩ trong rương, đợi khi nào con gái lớn lên người mẹ sẽ trao truyền lại cho con. Còn nếu không có con gái, thì chiếc khăn đó vĩnh viễn nằm trong rương, không cho người khác.

                              

Khi đã là mẹ, trách nhiệm lớn nhất và gần như duy nhất của phụ nữ Himba là nuôi dạy con cái, nhất là con gái. Các em bé gái  sẽ được mẹ dạy cho rất nhiều điều để lo cho bản thân và chuẩn bị làm vợ, làm mẹ trong tương lai. Từ việc chọn loại đất sét nào, nhào trộn nó ra sao, bôi lên đầu và bện chúng với tóc như thế nào; đến việc dùng những loại chất gì để có thể tạo ra được thứ Otjize tốt nhất: vừa bảo vệ được cơ thể, vừa đẹp lại vừa có mùi thơm.

                               

Bộ lạc này còn giữ nhiều phong tục đặc biệt, trong đó, khá thú vị là tục người đàn ông cùng gia đình mình đi bắt cóc cô dâu. Theo phong tục nơi đây, các cô gái thường được mẹ tặng cho chiếc khăn da bò, chiếc khăn đội đầu này được truyền từ mẹ sang con gái qua các đời. Khi cô dâu bị chú rể và gia đình chồng “bắt cóc” về làm vợ, họ phải dùng chiếc khăn da bò đó để che mặt.

Thoa Nguyễn (Tổng hợp)

Xem thêm video trên Tin Mới: Mẹo ăn đu đủ không cần gọt vỏ

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news