Tin mới

Thảm sát Bình Phước do hận tình: Lại lộ lỗ hổng kỹ năng sống?

Thứ hai, 13/07/2015, 12:07 (GMT+7)

Tổn thương trong tình yêu có thể khiến người ta làm nhiều việc sai lầm, thậm chí tự tử, giết người. Vụ thảm sát vì tình tại Bình Phước một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi có con ở tuổi mới lớn, đang lớn.

Tổn thương trong tình yêu có thể khiến người ta làm nhiều việc sai lầm, thậm chí tự tử, giết người. Vụ thảm sát vì tình tại Bình Phước một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi có con ở tuổi mới lớn, đang lớn. 

[mecloud]B0kQCMRuID[/mecloud]

Video VTV: Nghi can vụ thảm sát ở Bình Phước ít nói, không có biểu hiện khác lạ

Một số vụ án kinh hoàng chấn động dư luận cả nước đã xảy ra như: vụ cắt cổ người tình cũ trong ôtô, vụ Nguyễn Đức Nghĩa sát hại người yêu cũ và gần đây nhất là vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước...cũng liên quan đến hận tình. Đặc điểm chung của những hung thủ, nghi can trong những vụ án nghiêm trọng này là họ đều có nhân thân tốt, có học thức.

Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, sau khi bị bắt, Nguyễn Hải Dương thừa nhận mình là kẻ trực tiếp sát hại cả 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ. 

Nguyên nhân ban đầu được xác định do mâu thuẫn về mặt tình cảm giữa Nguyễn Hải Dương và Lê Thị Ánh Linh. Cụ thể, Nguyễn Hải Dương từng là người yêu cũ của nạn nhân Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con gái của vợ chồng ông Mỹ). Tuy nhiên, sau đó mối tình này bị gia đình ông Lê Văn Mỹ ngăn cấm. Gần đây, Dương phát hiện Ánh Linh có người yêu mới nên nảy sinh mối hận tình và muốn tìm cách trả thù. 

Thảm sát Bình Dương do hận tình: Lại lộ lỗ hổng kỹ năng sống?

Thảm sát Bình Phước do hận tình: Lại lộ lỗ hổng Kỹ năng sống?

Cùng với những vụ việc trước đó, vụ thảm sát vì tình tại Bình Phước một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi có con ở tuổi mới lớn, đang lớn. 

Lý giải về hành vi của những trường hợp này trên báo Tuổi trẻ, tiến sĩ Lê Nguyên Thanh - Trưởng bộ môn tội phạm học, khoa luật hình sự Trường đại học Luật TP.HCM cho rằng, một trong nguyên nhân là do họ cô đơn và không có người chia sẻ. 

“Thực tế, mạng xã hội phát triển, khoa học phát triển khiến con người sống cô độc hơn. Tôi đã chứng kiến những gia đình thường không có thời gian ngồi với nhau lấy 30 phút, mà nếu có ngồi cùng thì mỗi người mỗi việc. Mẹ coi tivi, bố ôm máy tính, con thì chúi mũi vào Smartphone. Họ không tâm sự và chia sẻ với nhau những khó khăn hoặc những vướng mắc trong cuộc sống, thậm chí cả những thứ mà họ cho rằng đó là sự tự ái của bản thân. Khi những nỗi buồn này tích tụ lại lâu ngày thì hình thành nên việc muốn giải quyết theo hướng tiêu cực”, ông Thanh dẫn chứng. 

Từng tham gia bảo vệ cho rất nhiều bị can/bị cáo tuổi đời còn rất trẻ, dưới góc độ tâm lý tội phạm, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng nguyên nhân sâu sa dẫn đến những vụ việc này là do thiếu giáo dục nhân cách?. 

Theo ông Thơm, Pháp luật có tác dụng răn đe nhưng chỉ pháp luật thôi thì chưa đủ. Đa số phạm tội rồi người ta mới ý thức được hậu quả. Khi đó mới phải chịu sự trừng phạt của pháp luật thì đâu có giải quyết được vấn đề. 

“Vấn đề là giáo dục kỹ năng sống, tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng người. Sự giáo dục đóng vai trò rất quan trọng. Môi trường giáo dục của ta bây giờ không chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ mà chỉ chú trọng đến thành tích. 

Các kỹ năng giao tiếp trong xã hội bị lơ là. Ở trường, có môn giáo dục công dân, các môn giáo dục kỹ năng sống nhưng không được coi trọng. Bố mẹ, thầy cô chỉ chú trọng con đi học toán, lý, hóa để đáp ứng nhu cầu thi cử. 

Gia đình cũng không chú ý đến sự phát triển tâm sinh lý của con mình. Thực tế cho thấy nhiều đối tượng phạm tội lại xuất phát từ những trắc trở trong gia đình, không nhận được sự quan tâm kịp thời của bố mẹ”, ông Thơm phân tích.

Với vụ án ở Bình Phước, các nghi can đều là người có học, sinh ra trong gia đình lao động, bố mẹ hiền lành chất phác. Tuy nhiên, ông Thơm cho rằng, các đối tượng đã trượt ngã trong dòng đời, không biết kìm hãm trước những cám dỗ mà bố mẹ đã không hiểu biết hết để điều chỉnh trước những thay đổi của con cái. 

“Việc dạy kỹ năng sống, cách ứng xử với gia đình, bạn bè và các mối quan hệ trong xã hội có vai trò rất quan trọng” ông Thơm nói. 

Bên cạnh những nguyên nhân trên, có lẽ một yếu tố cũng nên đề cập tới là việc thụ động trong việc trang bị kỹ năng sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Thực tế, các đối tượng án từ vụ cắt cổ người tình cũ trong ôtô, vụ Nguyễn Đức Nghĩa sát hại người yêu cũ đến thảm sát 6 người ở Bình Phước đều ở tuổi có thể tự trang bị cho mình những kỹ năng ứng xử cần thiết trong những tình huống bất ngờ như đối mặt với tình yêu đổ vỡ, người yêu cũ có bạn trai mới...Thế nhưng, hầu hết họ đều không có những kỹ năng đó nên sự việc xảy ra không theo ý muốn, kỹ năng phân tích có nguyên tắc lập tức bị tê liệt và đã chọn cách xử lý tiêu cực, độc đoán. 

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Tử tù Nguyễn Hải Dương xin hiến xác: Có được chấp nhận?

Theo luật sư, với quy định pháp luật hiện hành thì "tử tù" không bị hạn chế quyền yêu cầu hiến tạng, hiến xác. Tuy nhiên, nếu tử tù bị tiêm thuốc độc thì không thể thực hiện được thủ tục hiến xác…