Tin mới

Thăng trầm cuộc đời nữ doanh nhân Việt chết tại Trung Quốc

Thứ ba, 22/12/2015, 11:57 (GMT+7)

Năm 2015 nổi lên một vụ sát hại đầy bí ẩn của nữ doanh nhân Hà Thúy Linh – Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, chuyên sản xuất, chế biến chè Ô long xuất khẩu đi thị trường Đài Loan, Trung Quốc. Vụ việc đã tốn không ít giấy mực của báo chí trong nước.

Năm 2015 nổi lên một vụ sát hại đầy bí ẩn của nữ doanh nhân Hà Thúy Linh – Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, chuyên sản xuất, chế biến chè Ô long xuất khẩu đi thị trường Đài Loan, Trung Quốc. Vụ việc đã tốn không ít giấy mực của báo chí trong nước.

Tin tức từ báo Vietnamnet cho hay, vào thời điểm cuối tháng 9/2015, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng nhận được công điện từ Tổng Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc).

Theo đó, văn bản của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) gửi UBND tỉnh Lâm Đồng, thì sáng ngày 22/9/2015, công an tỉnh Quảng Đông ghi nhận một trường hợp người phụ nữ Việt Nam bị cướp, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê và tử vong sau đó.

Sau khi xác minh thông tin từ các giấy tờ liên quan, đặc biệt là hộ chiếu, cơ quan chức năng sở tại xác định nạn nhân là bà Hà Thúy Linh (45 tuổi), Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Lâm Đồng, Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh (sản xuất, chế biến và kinh doanh chè ô long).

Cuộc đời lắm truân chuyên của nữ doanh nhân tài giỏi

Nữ doanh nhân Hà Linh - Giám đốc CT TNHH Hà Linh đã bị sát hại tại Trung Quốc. Ảnh: Internet

Báo thanh niên cho biết, nữ doanh nhân bị sát hại là bà Hà Thúy Linh, sinh năm 1970, là Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, chuyên sản xuất, chế biến chè Ô long xuất khẩu đi thị trường Đài Loan, Trung Quốc. Tiền thân của công ty này là Công ty TNHH HaiYih có 100% vốn nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc) do chồng của bà Linh thành lập năm 2002, trụ sở chính tại thôn Phát Chi, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt.

Trước đây, bà Hà Linh có một cuộc hôn nhân một người Đài Loan. Đồng thời, hai vợ chồng bà Linh đã thành lập Công ty TNHH HaiYih vào năm 2002. Công ty này có trụ sở chính tại thôn Phát Chi, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt. Khi đó, bà Hà Linh giữ chức vụ phó giám đốc của công ty này.

Tuy nhiên, theo lời người thân bà Hà Linh cho biết, giữa vợ chồng bà Linh thường xảy ra nhiều mẫu thuẫn, đã không ít lần ông Chuang thẳng tay đánh đập dã man bà Linh. Theo đó, ông Chuang là người bạo lực và rất gia trưởng. Còn bà Linh để giữ gìn hạnh phúc gia đình nên thường giấu kín chuyện trong nhà.

Sau khi ly hôn chồng, năm 2008, bà Hà Thúy Linh thành lập Công ty TNHH Hà Linh. Đây cũng là doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè Ô long lớn bậc nhất của tỉnh Lâm Đồng và trong cả nước. Sản phẩm trà ô long của Công ty Hà Linh vừa được trao “Thương hiệu Phát triển bền vững ASEAN 2015”.

Những uẩn khúc trong cái chết bà Hà Linh

Trước đó, vào ngày 14.9, tại Hội nghị các quan chức cao cấp về phát triển y tế lần thứ X của ASEAN và các hội nghị liên quan, do Bộ Y tế đăng cai tổ chức ở Đà Lạt, bà Hà Thúy Linh vẫn xuất hiện và khỏe mạnh bình thường.

Vài tháng trước doanh nghiệp của nữ doanh nhân tài năng này đã điêu đứng vì thông tin cả nghìn tấn trà của vùng đất Lâm Đồng xuất sang Đài Loan bị nghi có chứa hóa chất.

Tuy nhiên, đã có tin rằng sau vụ ồn ào vài tháng trước đến thời điểm gần đây bà Hà Linh đã tìm được đối tác mới. Trong tình trạng khó khăn này, chuyến đi của bà Hà Linh sang Trung Quốc ngày 19/9 được công ty và gia đình bà kì vọng sẽ giải quyết được khó khăn mà bà đang gặp phải. Trao đổi trên báo Người Lao Động, ngày 27/9, luật sự Trương Quang Quý, người hỗ trợ pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh cho biết, trước khi sang Trung Quốc, bà Linh có giao cho ông Quý soạn thảo một bản hợp đồng bằng tiếng Viết và Trung Quốc. Tuy nhiên, bản hợp đồng chỉ ghi tên bên bán, không ghi tên bên mua.

Luật sư Quý trả lời báo chí. Ảnh: Lao Động

Ông Quý cho hay, khi ông thắc mắc về việc này, thì bà Linh có nói việc mua bán này là qua môi giới, qua bên đó mới gặp đối tác. Đặc biệt, chuyến đi ký hợp đồng với đối tác lạ ở Trung Quốc này, bà Linh không hề báo cho công ty cũng như người thân trong gia đình biết.

Ông Quý cũng đặt ra nghi vấn: “Có thể do bà Linh có được đối tác làm ăn ở Trung Quốc khiến “đối thủ” muốn giết bà để giành thị trường. Cũng có thể những thỏa thuận hợp tác kia chỉ là miếng mồi chiêu dụ bà Linh sang Trung Quốc cho đồng bọn ra tay theo một ý đồ có trước”.

Chị Hà Ngọc Hương (41 tuổi) là em ruột của nạn nhân Hà Linh cũng cho biết thêm: “Trước khi đi Quảng Châu, chị Linh có đến thăm tôi (nhà tôi ở xã Trạm Hành, Đà Lạt); và khác hơn mọi hôm là chị ấy đã tâm sự với tôi hơn một tiếng đồng hồ. Trong câu chuyện hơn một tiếng đồng hồ, chị có tiết lộ rằng chuyến đi Quảng Châu sắp tới, chị sẽ đàm phán với một đối tác ở bên đó về tiêu thụ sản phẩm lâu dài. Đối tác đó chị không tiện tiết lộ danh tính. Chi Linh còn nói rằng, đối tác này đang đề nghị chị cho họ góp vốn 20% vào Hà Linh để làm ăn lâu dài”.

Quá trình điều tra

Gia đình nạn nhân đã đến Trung Quốc vào ngày 25/9 nhưng cho đến ngày 27/9 chị gái của nạn nhân là bà Hà Mỹ Châu vẫn chưa tiếp cận được với thi thể của bà Linh. Cũng theo bà Châu cung cấp thông tin, đến hôm nay ngày 28/9, các cơ quan chức năng Trung Quốc mới bắt đầu tiến hành những công việc liên quan đến cái chết của bà Hà Thúy Linh.

Ông Lin Chin Chuang, chồng cũ nữ doanh nhân Hà Linh bị nghi ngờ có liên quan đến cái chết của bà. Ảnh: Internet

Liên quan đến cái chết của nữ doanh nhân Hà Linh tại Trung Quốc, mới đây, người chồng Đài Loan của bà Hà Linh đã nhận lời trả lời phỏng vấn trên báo Công an Tp.HCM.

Theo đó, khi báo CA. TPHCM đặt câu hỏi: “Dư luận nghi ngờ ông có liên quan đến cái chết của bà Hà Linh, ông nói gì về việc này?”, ông Lin Chin Chuang (tên tiếng Việt là Lâm Thiên Sáng, cho hay: “Tôi buồn, cảm thấy mình là người nước ngoài đến nên bị ăn hiếp. Tại sao báo lại viết về tôi như vậy khi không có chứng cứ? Tôi thực sự bị hàm oan. Nếu tôi có liên quan, chắc chắn không thể có chuyện giờ này ngồi ở đây”.

Ông Lâm cũng cho biết, ông nhận tin bà Hà Linh qua đời vào ngày 22/9/2015, khi ông đang ở Quảng Châu (Trung Quốc). Và rằng ông rất buồn khi nhận được tin bởi bà Hà Linh là vợ, là mẹ của các con ông

Cũng qua cuộc trao đổi, ông Lâm cho hay có bị cảnh sát Trung Quốc mời đến điều tra, bị giữ điện thoại và kiểm tra các cuộc gọi, song “tôi không làm gì trái pháp luật nên tôi không sợ”, ông Lâm nói.

Cũng theo những gì ông chia sẻ trên báo CA.Tp.HCM, ông phủ nhận việc ông đến nhà bà Linh đe dọa, cấm người mua trà ô long của công ty Hà Linh, mà cho rằng, giữa họ luôn mâu thẫn về tài sản và con cái nên cuộc sống hôn nhân từ năm 2009 đến 2010 rất căng thẳng, dẫn đến việc cả hai quyết định “đường ai nấy đi”.

Trước diễn biến phức tạp của vụ án, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho biết, Bộ Công An đã yêu cầu Cục Cảnh sát hình sự (C45) phối hợp các cơ quan hữu quan để xác minh, làm rõ nguyên nhân cái chết của bà Hà Thúy Linh. Qua quá trình điều tra, bước đầu cơ quan chức năng nhận định vụ việc có liên quan đến ông Lin Chin Chuang.

Sau khi vào cuộc điều tra Công an hai nước Trung Quốc, Việt Nam đã bắt được đối tượng bỏ độc giết chết nữ doanh nhân Hà Linh. Tại CQĐT, đối tượng khai nhận được người khác thuê để làm việc này, sau khi giết hại bà Linh, y đã bỏ trốn sang Đài Loan.  Hiện cơ quan công an vẫn đang mở rộng điều tra làm rõ kẻ chủ mưu trong vụ án này.

Hoài An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news