Tin mới

Thầy giáo dạy giải phẫu phức tạp chỉ với hộp phấn màu, nói không với công nghệ

Thứ hai, 29/03/2021, 15:15 (GMT+7)

Thầy giáo Nguyễn Đức Nghĩa biết môn học giải phẫu khó hiểu, phức tạp với nhiều sinh viên trở nên trực quan, dễ nhớ hơn.

Mới đây, trên mạng xã hội bỗng lan truyền hình ảnh của một thầy giáo dạy giải phẫu – môn học siêu khó thể hiện bằng hình ảnh chỉ bằng phấn màu. Trong giờ giảng, có thể thấy thầy hoàn toàn không trình chiếu slide, dùng máy tính hay các sản phẩm công nghệ khác để phụ trợ, giúp tiết học trở nên nhanh hơn. 

Thầy giáo ấy là Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Hà Nội. Tưởng rằng đây là một phương pháp cổ hủ vì ngày nay, rất nhiều giáo viên đã liên tục ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, tuy nhiên phương pháp của thầy lại được sinh viên vô cùng hưởng ứng.

Ảnh: VTC
Ảnh: VTC

Theo thầy Nghĩa, ứng dụng bài giảng điện tử và video vào tiết học thì nhanh tuy nhiên điều này lại làm thầy giảm hứng thú với tiết dạy hơn nhiều so với việc cầm phấn. Thêm vào đó, khi mất điện thì tiết học sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.

Mỗi năm, sẽ có khoảng 15.000 sinh viên mới theo học ngành Y ở hệ cao đẳng và đại học. Sau giờ làm việc, thầy thường tranh thủ ở lại trường quay bài giảng. Đến nay, kênh YouTube dạy giải phẫu bằng hình ảnh trực quan của thầy Nghĩa đã có hơn 10.000 người theo dõi. 

Vẽ hình giải phẫu không hề đơn giản, chúng đòi hỏi việc vẽ phải chính xác cao, đầy đủ các lớp từ sâu đến nông. Mua phấn bám bảng vẽ tốt giá thậm chí đắt gấp đôi hộp phấn thông thường, nhưng với thầy Nghĩa, đây là “sự đầu tư có ích trên “con đường ăn chơi” trong giảng dạy”.

Nhiều sinh viên từng bất ngờ khi lần đầy thấy một giảng viên bước lên bục giảng chỉ với một hộp phấn. Các em thắc mắc thầy sẽ dạy ra sao khi không có những hình ảnh trình chiếu? Tuy nhiên, theo thầy Nghĩa, cứ chiếu slide và nói liên tục dù tiết kiệm thời gian nhưng học sinh lại vội vã chép vào vở, thậm chí là dùng Smartphone để chụp lại bài giảng nhưng về nhà không mở ra đọc. Rốt cuộc, kiến thức thu về cũng chẳng được bao nhiêu. 

Ảnh: Vietnamnet
Ảnh: Vietnamnet

Gần 20 năm “luyện tay vẽ”, giờ đây tốc độ vẽ của thầy Nghĩa thường chỉ mất vài phút/ hình ảnh, tùy theo mức độ phức tạp của cấu trúc. Chia sẻ với VTC, thầy Nghĩa tâm sự: “Tôi luôn nói với các em rằng, không cần phải vẽ đẹp, nhưng các em cứ cố gắng vẽ ra, làm sao cho đầy đủ các chi tiết và cấu trúc, chú thích được mà không cần nhìn vào sách vở. Làm được như thế nghĩa là các em đã hiểu được vấn đề.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news