Các nhà khoa học khẳng định học sinh có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra. Kết quả chụp chiếu cũng cho thấy lớp ngoài của não những học sinh này mỏng hơn, đặc biệt là khu vực liên quan đến trí nhớ và ra quyết định.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa xác định được một chế độ ăn xấu gây hại cho sự phát triển của não bộ, hay một bộ não kém phát triển gây ra tình trạng ăn quá nhiều. Các chuyên gia cho rằng cả 2 có thể tương tác hoặc mối liên hệ chỉ là trùng hợp.
Tiến sĩ Jennifer Laurent đến từ ĐH Vermont, Mỹ đã phân tích kết quả quét và kiểm tra của 3.190 trẻ em từ 9-10 tuổi. Cô cho biết: "Những phát hiện này cho thấy BMI có liên quan đến những thay đổi trong quá trình phát triển vỏ não trước trán và suy giảm chức năng điều hành. Suy giảm trí nhớ làm việc có thể góp phần vào các quyết định ăn uống không lành mạnh. Sau khi được thành lập, sự kết hợp này có thể củng cố lẫn nhau và đóng góp vào các vấn đề sức khỏe liên tục kéo dài đến tuổi trưởng thành".
Giáo sư Naveed Sattar, từ ĐH Glasgow cho biết: "Báo cáo này khá kích thích nhưng không thể nói rằng thừa cân gây ra sự khác biệt về trí nhớ hoặc não bộ”. Trẻ em thừa cân dễ bị béo phì khi trưởng thành, điều này tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường type 2.