Tin mới

Thực hư chảo chống dính gây bệnh ung thư

Thứ ba, 17/03/2015, 11:09 (GMT+7)

Thông tin về nguy cơ nhiễm độc, gây ung thư từ chảo chống dính thời gian qua đã gây hoang mang cho nhiều bà nội trợ về sức khoẻ của gia đình mình. Tuy nhiên, về mức độ nguy hiểm của chảo chống dính đến đâu thì có nhiều người ắt còn hiểu lầm.

 

Thông tin về nguy cơ nhiễm độc, gây ung thư từ chảo chống dính thời gian qua đã gây hoang mang cho nhiều bà nội trợ về sức khoẻ của gia đình mình. Tuy nhiên, về mức độ nguy hiểm của chảo chống dính đến đâu thì có nhiều người ắt còn hiểu lầm.

Theo chia sẻ của TS Phạm Thành Quân, Đại học Bách Khoa TP HCM đăng tải trên Zing.vn, chảo chống dính hoạt động được là do mặt trong chảo được trải một lớp hợp chất cao phân tử là Teflon.

Ông cũng cho hay, về bản chất, nó là chất trơn, không gây phản ứng nhiều với cơ thể con người.

Dùng Teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không xảy ra bất kỳ tác dụng nào. Với các loại dầu ăn, muối, giấm,… cũng không xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo cũng không xảy ra phản ứng nào.

Nó chỉ phân huỷ ở nhiệt độ cao 300-400 độ C và mức nhiệt này thì khi nấu nướng thông thường không thể đạt ngưỡng đó.

                                                    

Mối nguy hại của chảo chống dính chính là phần keo dính Teflon với bề mặt kim loại

Phần độc hại của chảo chống dính ở đây thực chất là phần keo dính chất Teflon vào bề mặt kim loại. Bộ phận này dễ bị phân huỷ wor nhiệt độ cao và gây nguy hại cho con người. Thời điểm lớp dính bong tróc ra, không liên kết được Teflon với bề mặt kim loại là lúc mà chúng ta không nên dùng chảo nữa bởi chất keo dính này sẽ theo thực phẩm vào cơ thể con người.

Các chuyên gia khuyên bạn khi sử dụng chảo chống dính nên lưu ý một số nguyên tắc sau:

Không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn. Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng rán trực tiếp trên chảo. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm.

Không nấu nướng ở nhiệt độ quá cao: Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà các loại chảo có thể chịu được mức nhiệt độ khác nhau. Ở nhiệt độ cao, chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư. Vì vậy, nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ khi dùng chảo, không nên dùng để nướng, thắng đường hay rang thịt cháy cạnh. Bạn cũng đừng để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn.

Thay mới chảo khi hỏng lớp chống dính: Chảo cần thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, thường là 1-2 năm sử dụng, hoặc 3 năm nếu lớp chống dính vẫn được bảo toàn.

Để chảo dùng bền, trước khi sử dụng lần đầu bạn có thể dùng mẹo sau: rửa chảo sạch, lau bề mặt lòng chảo với một ít dầu ăn. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của lớp chống dính.

Xem video: Hướng dẫn làm trắng da cấp tốc với cà phê

 

 

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news