Tin mới

Thực hư khối tài sản “khổng lồ” vừa bị kê biên của bầu Kiên

Thứ tư, 05/03/2014, 09:06 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Thực hư khối tài sản hàng ngàn tỷ đồng từ cổ phiếu và bất động sản của bầu Kiên khiến dư luận xôn xao.

 

 

 

 

 

 

(Tinmoi.vn) Thực hư khối tài sản hàng ngàn tỷ đồng từ cổ phiếu và bất động sản của bầu Kiên khiến dư luận xôn xao.

Cho đến cuối 2013, Bầu Kiên vẫn nằm trong tốp 25 người giàu nhất trên TTCK, còn gia đình ông cũng nằm trong tốp 15. Bên cạnh đó, ông trùm ngân hàng một thời này còn rất nhiều các tài sản khác.

kinh doanh trái phép, quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự.

kinh doanh trái phép, quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự." Cáo trạng số 10 phải sửa lại ở phần Quyết định: Truy tố Nguyễn Đức Kiên tội kinh doanh trái phép, quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary.

Từ năm 1981 - 1985 bầu Kiên học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985 - 1993 ông là cán bộ Tổng công ty Dệt May Việt Nam.

Năm 1994, bầu Kiên cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Biệt thự ở số 22, Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP HCM của bầu Kiên

Biệt thự ở số 22, Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP HCM của bầu Kiên

Hoa mắt, chóng mặt với tiền tỷ

Không ít người sẽ chóng mặt với bản lý lịch và những nơi ông Nguyễn Đức Kiên đã làm việc. Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh…

Bầu Kiên cũng là cổ đông của ngân hàng ACB từ năm 1993 và giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB từ năm 1994- 2008. Tại NH này, gia đình  bầu Kiên và nhóm cổ đông do ông làm đại diện sở hữu hơn 93,7 triệu cổ phiếu, chiếm 9,03% vốn điều lệ

ACB, trong đó ông Kiên sở hữu hơn 31,5 triệu cổ phiếu.

Nhiều người cho rằng, với mệnh giá 10.000 đồng, bầu Kiên và nhóm cổ đông mà ông đại diện phải có ít nhất 937 tỉ đồng mới mua được 937 triệu cổ phiếu ACB. Còn nếu tính theo mức giá của ngày 17-2 là 16.100 đồng/cổ phiếu ACB, số cổ phiếu ông Kiên đang nắm giữ giá trị hơn 1.500 tỉ đồng.

Đây mới chỉ là căn cứ vào giấy tờ nên có thể nói nó vẫn chưa phản ánh hết độ giàu của bầu Kiên.Trong lĩnh vực ngân hàng, Nguyễn Đức Kiên phải được gọi là "ông trùm". Bên cạnh số cổ phiếu của ngân hàng ACB, theo tin không chính thức, bầu Kiên còn có cổ phần ở Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á...

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng ông Kiên có thể còn nắm giữ cổ phiếu tại nhiều NH khác.

Ngoai ra, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc, bóng đá… Với bóng đá, Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, CLB Hà Nội ACB của ông Kiên chưa gặt hái được thành tích đáng kể nào, đã 2 lần rớt hạng trong những mùa gần đây. Ông Kiên cũng từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của Công ty CP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và Công ty CP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh nổi tiếng với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria hồi đầu năm 2011.

Về bất động sản, không ai biết chính xác ông Kiên đang có trong tai bao nhiêu nhà đất, nhưng một trong những tài sản mà ai cũng biết đến của ông là ngôi biệt thự vào loại đắt và đẹp nhất Hà Nội hiện nay, biệt thự ấy tọa lạc cạnh hồ Tây, thuộc mảnh đất “kim cương” ở Hà Nội, rộng 1,3 ha. Đây cũng là nơi mà gia đình ông đang ở,

Về siêu xe, dù không phải là đại gia say mê siêu xe nhưng bầu Kiên cũng thuộc dạng khá chịu chơi khi sở hữu mẫu xe siêu sang Bentley Continental Flying Spur và được cho là mới mua thêm hàng khủng Rolls-Royce Phantom rồng trị giá hơn 33 tỷ đồng.

Cả hai xế khủng này đều được gắn các biển số đẹp dù không phải là biển tứ quý. Chiếc Bentley Continental Flying Spur sở hữu biển số 56P-5888, còn chiếc Phantom đang bị nghi là  của bầu Kiên, cũng có biển số không dễ tìm 51A-33688.

Nếu tính nhanh giá trị của cặp siêu xe này cũng lên tới hơn 43 tỷ đồng.

Bầu Kiên cũng là chủ nhân của căn biệt thự siêu đẹp bên ven bờ Hồ Tây. Căn biệt thự 2 mặt tiền này ước chừng giá trị lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Bầu Kiên cũng là chủ nhân của căn biệt thự siêu đẹp bên ven bờ Hồ Tây. Căn biệt thự 2 mặt tiền này ước chừng giá trị lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Thực trạng của tài sản đã bị kê biên

Trong vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) và một số đơn vị khác tại Hà Nội, TP HCM, ông Nguyễn Đức Kiên – tức “bầu Kiên” bị truy tố 4 tội danh gồm: "Kinh doanh trái phép"; "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng"; "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "trốn thuế".

Để phục vụ công tác thi hành án, trong bản cáo trạng lần 2 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ngày 27/1, cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã kê biên 3 bất động sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên sở hữu gồm: Nhà và đất tại số 5, Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận, TP HCM; Nhà và đất ở tại số 22, Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP HCM; Ngoài ra còn kê biên hơn 2.400m2 đất tại 78/6 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Ngoài ra, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Ngân hàng ACB phong tỏa, quản lý toàn bộ số cổ phiếu, cổ phần do Nguyễn Đức Kiên và người thân đang sở hữu tại Ngân hàng ACB.

Trong vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) và một số đơn vị khác tại Hà Nội, TP.HCM, Nguyễn Đức Kiên bị truy tố bốn tội danh gồm: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.

Video có thể bạn quan tâm: Đám cưới của đại gia Lê Ân và vợ trẻ:

 

Linh Giang

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news