Tin mới

Thuốc chữa ung thư bằng một mũi tiêm duy nhất, bác sỹ Việt Nam nói gì?

Thứ sáu, 30/03/2018, 11:27 (GMT+7)

PGS TS Bùi Diệu (nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương) trao đổi xung quanh thông tin thuốc chữa ung thư bằng một mũi tiêm duy nhất.

PGS TS Bùi Diệu (nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương) trao đổi xung quanh thông tin thuốc chữa ung thư bằng một mũi tiêm duy nhất.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford (Hoa Kỳ) vừa công bố một loại thuốc chống từ hai tác nhân kích thích hệ miễn dịch đó là CpG oligonucleotide và một kháng thể liên kết với các khối u.

Phương pháp điều trị này có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh ung thư ở những con chuột, khi chúng được biến đổi gene để phát triển một loạt khối u khác nhau.

Dù chưa được thử nghiệm trên người nhưng bông bố này gây sự chú ý lớn trong giới y khoa thế giới.

Trao đổi với PV VTC News, TS Khánh cho biết, ông chưa từng nghe nói đến loại thuốc nào chữa ung thư chỉ bằng một mũi tiêm duy nhất.

“Nếu chỉ tiêm một mũi mà bệnh nhân khỏi hẳn bệnh ung thư thì điều đấy rất khó. Nếu như chỉ tiêm một mũi và sau đó xét nghiệm ngay để thấy rằng khối u không còn nữa thì đó là chuyện không thể xảy ra.

Chúng ta chưa biết cơ chế của loại thuốc được nhắc đến như thế nào, hoạt động ra làm sao, do đó, tôi cho rằng thuốc chữa ung thư như vậy khó tồn tại”, ông Khánh nói.

Thuốc chữa ung thư bằng một mũi tiêm duy nhất, bác sỹ Việt Nam nói gì? - Ảnh 1.

TS.BS Bạch Quốc Khánh. (Ảnh: VOV)

Bởi, theo TS Khánh lý giải, việc điều trị ung thư hiện nay có rất nhiều phương pháp: Điều trị đột biến gen, sử dụng thuốc làm xơ mạch máu cung cấp máu nuôi dưỡng khối u, tiêm các thuốc phóng xạ vào trong khối u, hoặc truyền đường tĩnh mạch các phóng xạ đó gắn vào khối u để phá hủy khối u.

Hiện nay, y học hiện đại có phát minh ra những loại thuốc có đời sống dài, có thể chỉ cần tiêm một mũi cho bệnh nhân. Thuốc này có khả năng tồn tại trong cơ thể một tuần, hai tuần, hoặc thậm chí ba tuần.

Tuy nhiên, loại thuốc này cũng không có tác dụng tiêu diệt ngay tế bào ung thư, khiến cho ung thư không còn xuất hiện trong cơ thể nữa.

Đối với trường hợp thuốc có thời gian phá hủy tế bào ung thư kéo dài, chỉ cần tiêm một mũi với liều duy nhất với liều lượng lớn. Khi vào trong cơ thể, thuốc có thể tiêu hủy dần khối u đó.

“Cho nên, theo tôi, nếu như chỉ tiêm một mũi và sau đó xét nghiệm ngay để thấy rằng khối u không còn nữa thì đó là chuyện không thể xảy ra.

Nhưng nếu loại thuốc đó, chỉ tiêm 1 mũi mà mỗi ngày khối u giảm đi một chút, đến thời điểm nào đó mà nó tiêu diệt được khối u, thì đó là câu chuyện rất đáng quan tâm, và nên được khuyến khích.

Loại thuốc này nếu thực sự nghiên cứu thành công sẽ mang tới ích lợi cho bệnh nhân về hiệu quả điều trị bệnh, cũng như giúp cho người bệnh giảm được một những khoản chi phí đáng kể khi điều trị ung thư”, TS Bạch Quốc Khánh chia sẻ.

Thuốc chữa ung thư bằng một mũi tiêm duy nhất, bác sỹ Việt Nam nói gì? - Ảnh 2.

Theo nhà khoa học, đây là "vắc xin" cho bệnh ung thư khi kích thích hệ miễn dịch tự tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư

Đồng quan điểm với TS Bạch Quốc Khánh, PGS TS Bùi Diệu - Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, ông chưa từng nghe tới thông tin có loại thuốc chỉ tiêm 1 lần mà chữa khỏi ung thư.

Theo ông: “Điều trị hóa chất hay là điều trị đích, tôi chưa từng nghe đến có một sản phẩm nào mà điều trị dùng có 1 lần mà điều trị được ung thư cả.

Nếu thật sự có một loại thuốc như vậy thì đó là câu chuyện đáng để quan tâm và bàn luận sau này, nhưng nếu thuốc chưa có thông tin cũng như chưa rõ hướng đi của nó thì chúng ta không nên mất thời gian với nó thì hơn”.

Được biết, thông tin về loại thuốc chữa ung thư chỉ bằng một mũi tiêm duy nhất được đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine, công bố bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Standford.

Theo nghiên cứu này, các nhà khoa học thực hiện tiêm chất kích thích miễn dịch trực tiếp vào khối u ở tế bào miễn dịch T trên cơ thể để các tế bào này nhận diện và phá hủy các tế bào ung thư, cả khối u chính và khối u vệ tinh.

Trong quá trình thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học cho biết, phương pháp này chỉ đối phó được với một loại ung thư cụ thể, và những con chuột đạt được những kết quả tốt: 97% tế bào ung thư bị tiêu diệt bằng phương pháp này.

Tuy nhiên, phương pháp này chưa được thử nghiệm trên người cho tới cuối năm 2018.

Và bởi vì, việc điều trị này tạo ra phản ứng miễn dịch cho cơ thể, các nhà khoa học gọi nó là "vắc xin" cho bệnh ung thư thay vì thuốc chữa bệnh, mặc dù về mặt kỹ thuật thì đây không được coi là một loại vắc xin thật sự.



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news