Tin mới

Tia sét và những điều bạn chưa biết

Thứ hai, 19/12/2016, 08:53 (GMT+7)

Tia sét có thể làm nóng không khí xung quanh lên khoảng 27.760 độ C, nóng hơn gấp 5 lần so với nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.

Tia sét có thể làm nóng không khí xung quanh lên khoảng 27.760 độ C, nóng hơn gấp 5 lần so với nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển, xảy ra giữa mây với mặt đất, hay giữa các đám mây mang điện tích khác dấu với nhau.

Sét không chỉ xuất hiện trong các cơn giông mà còn được quan sát khi núi lửa phun trào hoặc lốc xoáy, bão bụi.

Thông thường, sét hình thành trong mưa bão nhưng cũng có trường hợp được tạo nên do núi lửa phun, các vụ nổ hạt nhân, cháy rừng…

Theo tính toán của các nhà khoa học, tia sét khi phóng ra có tốc độ di chuyển lên tới 36.000 km/h kèm nhiệt độ 27.700 độ C và tầm ảnh hưởng trong vòng 8 km.

Sét thường rất nguy hiểm. Hàng năm nó cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người trên thế giới. Sét còn là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng ở các nước. Tuy nhiên, sấm sét có lợi như giúp tạo ozon cho tầng khí quyển, giúp cải tạo nguồn đất, tăng khả năng sinh trưởng cho cây (nó giúp tạo ra nitơ để cây phát triển). Các nhà khoa học ngày nay còn nghiên cứu sấm sét để xác định lượng mưa. Bên cạnh đó sét còn là nguồn năng lượng khổng lồ. Người ta ước tính lượng điện năng tích được một lần sét đánh có thể kéo một đoàn tàu 14 toa chạy 200km. Hay một tia sáng thông thường có thể thắp sáng bóng đèn 100W trong 3 tháng.

Sét hình thành như thế nào?

Sét (hay còn gọi là sự phóng điện giông) là một nguồn điện từ mạnh phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nguyên nhân làm xuất hiện sét là do sự hình thành các điện tích khối lớn. Nguồn sét chính là các đám mây mưa giông mang điện tích dương và âm ở các phần trên và dưới của đám mây, chúng tạo ra xung quanh đám mây này một điện trường có cường độ lớn.

Sét đánh thường xuất hiện ở phạm vi khoảng 5 km tính từ trung tâm của một cơn bão, thậm chí ở khoảng cách 16-25 km hoặc xa hơn

Các nhà khoa học cho biết, những tinh thể băng có trong mây có thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành tia sét, bởi đây là nhân tố chính tạo ra môi trường điện tích trái dấu nhau giữa các đám mây.

Sét đánh vào người bằng cách nào?

Nếu đi giữa một vùng đất trống, việc cao hơn so với mặt đất sẽ tạo “sức hút” và con người bị sét đánh. Ngoài ra, việc bạn sử dụng điện thoại hay các thiết bị thu phát sóng vô tuyến cũng có thể là nguyên nhân “thu hút” sét.

Hơn 1000 người bị sét đánh mỗi năm ở Mỹ, và hơn 100 người trong số đó bị tử vong. Vậy nên, đừng đùa với sét.

Con người có thể bị trúng tia sét trực tiếp từ trên đám mây xuống hay khi sét đánh vào hàng rào thép, nguồn điện, anten tivi mà bạn ở gần đó hoặc đứng cạnh nạn nhân bị sét đánh...

Hậu quả của việc sét đánh

Sét đánh thường xuất hiện ở phạm vi khoảng 5 km tính từ trung tâm của một cơn bão, thậm chí ở khoảng cách 16-25 km hoặc xa hơn. Vì vậy, dù có ở bên ngoài bán kính của một cơn bão thì khả năng an toàn cũng chưa thể chắc chắn.

Xác suất bị sét đánh trong cuộc đời của mỗi người là 1/3.000. Khả năng sống sót sau khi bị sét đánh vẫn có, tuy nhiên người bị sét đánh thường có nhiều thương tích nghiêm trọng và ảnh hưởng kéo dài, từ bỏng theo nhiều mức độ đến ảnh hưởng não và thậm chí thay đổi tích cách.

Nếu bạn ở trong nhà và muốn gọi cho ai đó, hãy dùng điện thoại di động, hoặc bất kì loại điện thoại không dây nào. Nếu sét đánh trúng đường dây điện thoại, dòng điện sẽ đi theo đường dây và gây nguy hiểm cho người sử dụng điện thoại có dây.

Theo ước tính của các nhà khoa học, sét xuất hiện trên Trái Đất khoảng 100 lần mỗi giây, 70% trong số này xảy ra ở vùng nhiệt đới. Các loại tia sét bao gồm sét đánh từ mây xuống đất, sét từ đất lên mây (luồng điện tử di chuyển giữa mặt đất và đám mây phía trên). Loại sét thường gặp nhất là sét mây và mây, hiện tượng trao đổi điện tử giữa các đám mây với nhau mà không phải đi xuống đất. Ngoài ra còn có các loại khác như sét dị hình, sét hòn, sét thượng tầng khí quyển, sét dương, sét tên lửa, sét khô...

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: tia sét