Tin mới

Phi công tiêm kích Su 30MK2 được trang bị bộ dụng cụ sinh tồn

Thứ năm, 16/06/2016, 09:19 (GMT+7)

Phi công trên tiêm kích Su 30MK2 gặp nạn trên biển Nghệ An được trang bị bộ dụng cụ sinh tồn. Tuy nhiên, các phi công cần phải nỗ lực và có tinh thần thép để đảm bảo mạng sống của mình.

Phi công trên tiêm kích Su 30MK2 gặp nạn trên biển Nghệ An được trang bị bộ dụng cụ sinh tồn. Tuy nhiên, các phi công cần phải nỗ lực và có tinh thần thép để đảm bảo mạng sống của mình.[mecloud]rB3U2FL3ov[/mecloud]

Theo tin tức trên báo Tiền Phong, Trung tá Trần Đình Hậu (Phó Trung đoàn trưởng- Trung đoàn 923, Sư đoàn 731 thuộc Quân chủng phòng không không quân cho biết, phi công Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi, Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30MK2) thông tin, khi máy bay gặp sự cố cả 2 phi công đã bung dù. Khi tiếp mặt nước, thiếu tá Cường còn nhìn thấy thượng tá Trần Quang Khải.

"Khả năng sống sót của đồng chí Khải là rất cao", Trung tá Trần Đình Hậu chia sẻ trên báo Tiền Phong.

Phi công được trang bị bộ dụng cụ sinh tồn. Ảnh: Ministre de la Defense

Theo Trung tá Hậu, đối với một phi đội bay như thế, đều được trang bị các dụng cụ an toàn một cách tốt nhất. Khi gặp sự cố bất khả kháng, không thể cứu máy bay, các phi công phải bung dù để cứu chính mình. Khi bung dù xuống với cự ly cách mặt tiếp giáp khoảng 1.500m thì chiếc thuyền phao dưới mông của phi công sẽ tự động được bơm khí thành một thuyền phao có dây nối với chiếc dù. Phi công sẽ kéo được chiếc thuyền đó về mình, leo lên một cách an toàn.

Một đặc điểm quan trọng khác để chúng tôi hy vọng đồng đội mình còn sống sót đó chính là tất tần tật các nhu yếu phẩm trên chiếc thuyền phao tự động đó sẽ đảm bảo đủ cho phi công ăn uống ít nhất trong vòng hai ngày như lương khô, nước ngọt. Ngoài ra trên thuyền phao còn có bật lửa, dao nhọn để phi công sử dụng khi cần thiết”, báo Tiền Phong dẫn lời Trung tá Hậu.

Cũng theo Trung tá Hậu, mặc dù được trang bị bộ dụng cụ sinh tồn, nhưng các phi công cần phải nỗ lực, có tinh thần thép để đảm bảo mạng sống của mình.

Chia sẻ trên báo Tri Thức Trực Tuyến, ngư dân Nguyễn Văn Hoạt (1 trong 6 ngư dân trên tàu cá cứu phi công Nguyễn Hữu Cường) cho hay, khi lên tàu, anh Cường đã kể lại cho mọi người về chuyện máy bay gặp sự cố. Trong 1 ngày lênh đênh trên biển, anh dè sẻn ăn từng miếng lương khô, khát quá chri uống một hai ngụm nước ngọt vì sợ hết để chờ lực lượng cứu hộ đến.

Diễn biến mới nhất vụ máy bay tiêm kích Su 30MK2 gặp nạn, theo báo Nghệ An vào sáng ngày 16/6, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam đã chỉ đạo các lực lượng tìm kiếm tiếp tục huy động tổng lực, mở rộng diện tích tìm kiếm từ biển Thái Bình vào đến Đà Nẵng với mục tiêu nhanh chóng tìm thấy Thượng tá phi công Trần Quang Khải- phi công trên tiêm kích Su 30MK2 gặp nạn.

Hiện có 150 taù cảnh sát biển, hải quân, tàu tuần tra quân sự, tàu cá ngư dân cùng máy bay MIG 17, máy bay cánh bằng đang quần thảo trên biển. Vào ngày 15/6, sau khi được đưa vào đất liền, phi công Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi), Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30MK2 đã cung cấp vị trí máy bay tiêm kích Su 30MK2 gặp nạn, để lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ máy bay và tìm kiếm phi công Trần Quang Khải.

 

Theo trung tâm Đào tạo Cứu hộ và Sinh tồn thuộc không quân Pháp, để có thể cứu lấy mạng sống của mình khi nhảy dù xuống biển, các phi công phải thực hiện quy trình bốn bước bắt buộc.

Đầu tiên, các phi công phải tìm mọi cách giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn không cần thiết. Họ cần phải cố gắng tiếp nước một cách an toàn, tháo dù khỏi người, điều chỉnh trang phục cho phù hợp với môi trường nhiệt độ nước biển (trường hợp thời tiết nắng nóng, phi công phải cởi bỏ bớt bộ đồ phòng hộ), tiếp cận và ổn định vị trí trên phao cứu hộ tự bơm.

Tiếp theo, phi công cần nhanh chóng kích hoạt các thiết bị vô tuyến điện hoặc bắn pháo sáng để báo hiệu vị trí cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn, đồng thời chuẩn bị tinh thần có thể được giải cứu bất cứ khi nào.

Sau khi ổn định trên phao, các phi công sẽ phải nghĩ ngay đến việc đảm bảo lượng nước cho cơ thể (trong trường hợp không có máy lọc nước biển, các phi công có thể pha nước ngọt dự trữ trong bộ cứu hộ với nước biển theo một tỷ lệ nhất định.

Bước cuối cùng mới là việc tìm kiếm các nguồn thực phẩm. Trong thực tế, một phi công khỏe mạnh có thể sống sót suốt 15 ngày lênh đênh trên biển mà không cần đến thức ăn.

Theo Nguyễn Hoàng/VnExpress

   

[mecloud]Uh1vCb4wfC[/mecloud]

H.Yên (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: tiêm kích Su 30MK2

Trục vớt thành công máy bay Su30 gặp nạn trên vùng biển Nghệ An

Liên quan đến việc tìm kiếm máy bay Su-30MK2 gặp nạn trên biển Nghệ An khi đang thực hành bay huấn luyện, sáng 28/7, trao đổi với báo chí, Đại tá Dương Minh Hiền - Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An cho biết, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã hoàn thành việc trục vớt máy bay tiêm kích Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An.