Tin mới

Tìm hiểu bệnh rối loạn sinh tủy ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải

Thứ năm, 08/01/2015, 11:22 (GMT+7)

Chứng rối loạn sinh tủy mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là một nhóm bệnh lý ác tính của các dòng tế bào tạo máu trong tủy xương, gây thiếu máu dai dẳng và nguy cơ cao tiến triển thành ung thư bạch cầu cấp dòng tủy

Chứng rối loạn sinh tủy mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là một nhóm bệnh lý ác tính của các dòng tế bào tạo máu trong tủy xương, gây thiếu máu dai dẳng và nguy cơ cao tiến triển thành ung thư bạch cầu cấp dòng tủy

GS Bạch Quốc Khánh (Viện Huyết học truyền máu Trung ương) cho biết: Vào cuối tháng 5/2014, ông Nguyễn Bá Thanh bị giảm hồng cầu, tiểu cầu, thiếu máu nên đã nhập viện. Ông Nguyễn Bá Thanh được các giáo sư của ban xác định mắc hội chứng rối loạn sinh tủy.

Thế nào là hội chứng rối loạn sinh tủy?

Theo tài liệu của ThS. BS. Trương Thị Như Ý (Viện huyết học Truyền máu Trung ương): Hội chứng rối loạn sinh tủy là một nhóm bệnh lý ác tính của các dòng tế bào tạo máu trong tủy xương, gắn liền theo tình trạng sinh máu không hiệu lực, gây ra giảm sản hoặc loạn sản các dòng tế bào máu và có nguy cơ cao tiến triển thành lekeumia cấp dòng tủy (ung thư bạch cầu cấp dòng tủy). Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp rối loạn sinh tủy đều tiến triển thành ung thư bạch cầu cấp.

Phân tích những đặc điểm về di truyền học cho thấy, hội chứng rối loạn sinh tủy là một dạng bất thường đơn dòng của các tế bào sinh máu, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết của quá trình trưởng thành tế bào và sự tăng sinh không có khả năng kiểm soát trong giai đoạn bệnh tiến triển.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo một nghiên cứu tại Viện huyết học và truyền máu trung ương, hội chứng rối loạn sinh tủy chiếm 4,5%, đứng hàng thứ 6 trong tổng số các bệnh về máu gặp tại Viện. Bệnh có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (xuất hiện sau khi điều trị một bệnh khác).

Đối với trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh, chỉ có thể biết, bệnh của ông nằm trong chứng rối loạn sinh tủy, còn nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn này thì trên thế giới chưa ai trả lời được.

Theo BS Bùi Trang Tước (Trung tâm Truyền máu - Huyết học TPHCM), chứng rối loạn suy tủy phần lớn không có căn nguyên, gọi là suy tủy tiên phát. Số ít trường hợp bị suy tủy thứ phát:

- Do tiếp xúc với các chất đồng vị phóng xạ: Bị tai nạn nghề nghiệp, hoặc sau điều trị bằng xạ trị.

- Do điều trị các bệnh khác. Cũng có trường hợp bệnh nhiễm trùng kéo dài, xơ gan làm ảnh hưởng sinh máu ở tủy nên có thể có hình ảnh máu và tủy tương tự rối loạn sinh tủy.

 

Ảnh: Health.

- Do dược chất: Do thuốc (Chloramphénicol, Phénylbutazones, Hydantoines, Sulfamides, thuốc kháng giáp tổng hợp, muối vàng, Colchicine, thuốc chống ung thư...), do độc chất (các chất sử dụng trong công, nông, lâm nghiệp có chứa Benzène, Toluène...

- Do nhiễm trùng nặng (lao lan tỏa), xuất huyết, nhiễm siêu vi trùng (viêm gan siêu vi).

- Do di truyền (bệnh Fanconi).

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện rõ ràng và dai dẳng nhất của bệnh rối loạn sinh tủy là tình trạng thiếu máu; người bệnh còn thường xuyên bị sốt, nhiễm trùng.

Thiếu máu thường xảy ra từ từ, ngày càng nặng và còn có dấu hiệu không hồi phục. Xuất huyết tự nhiên hay sau tiêm chích, làm thủ thuật... do giảm tiểu cầu.

Biện pháp điều trị hữu hiệu nhất

Trước hết, đối với tất cả các trường hợp đều cần sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng:

- Cách ly bệnh nhân, thực hiện tất cả các phương thức phòng chống nhiễm trùng (vô trùng trong ăn uống, vệ sinh cơ thể, môi trường...).

- Cấy máu - dịch, chất tiết: Phân lập vi trùng - sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

- Ðiều trị thay thế: Truyền hồng cầu lắng, tiểu cầu đậm đặc.

- Bệnh diễn biến ngày càng nặng và có tỷ lệ cao chuyển thành bạch cầu cấp. Tùy theo thể bệnh và việc điều trị, bệnh kéo dài từ 2 đến 6-7 năm.

Theo như tài liệu của Viện huyết học Truyền máu Trung ương: Ghép Tế bào gốc tạo máu (ghép tủy) được coi là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay, có thể đưa lại cơ hội sống cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý huyết học và một số bệnh lý khác ngoài chuyên khoa Huyết học.Ghép tế bào gốc đồng loại là phương pháp ghép Tế bào gốc bằng cách lấy Tế bào gốc từ người anh em ruột thịt để ghép cho bệnh nhân.

Xem video: Cách giảm vị cay cho món ăn nấu quá tay

 

 

Thoa Nguyễn (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news