Điện một giá mới phá vỡ nguyên tắc đưa ra từ trước
Tại dự thảo quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án giá điện sinh hoạt. Một là phương án giá điện sinh hoạt từ 6 bậc hiện hành còn 5 bậc.
Dù tính theo 5 bậc thang hay một giá điện, theo chuyên gia, chưa khắc phục được bất cập "hoá đơn tiền điện tăng sốc". Ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) cho biết, việc đưa ra 3 biểu giá điện có những điểm mới so với hiện hành, nhưng cũng có những bất cập cần xem xét thêm.
Những điểm mới được ông Thoả nêu ra là việc rút từ 6 bậc thang xuống còn 5 bậc; ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện và nới rộng khoảng cách ở bậc cao hơn.
Ví dụ, so với biểu giá hiện hành thì không còn bậc từ 0-50kWh mà ghép bậc 1, bậc 2 hiện hành thành bậc mới từ 0-100kWh, ghép bậc 4, bậc 5 cũ thành bậc 3 mới từ 201-400kWh, và xây dựng thêm bậc từ 701kWh trở lên.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Thoả cho rằng, cả ba biểu giá điện mà Bộ Công Thương đề xuất có những bất cập, đó là phá vỡ nguyên tắc mà chính Bộ Công Thương đưa ra, tức là cải tiến nhưng đã không qbảo đảm được giá bình quân.
Theo đó, tháng 3.2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt biểu giá điện bình quân của 4 bậc là 1864,44 đồng/kWh, đi kèm là biểu giá điện sinh hoạt bậc thang là 2.018 đồng/kWh, chỉ cao hơn giá bán lẻ điện bình quân chung của 4 biểu giá là 8% (2.018/1.864,44 đồng). Đây là mức giá đã bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi cho ngành điện rồi.
Song, lần này, Bộ Công Thương xây dựng 3 biểu giá điện đều cao hơn biểu giá điện bình quân của 4 bậc, từ 11-17%. "Điều này không ổn so với nguyên tắc nêu ra, nếu cứ giữ phương án này sẽ làm tăng giá bình quân, chứ không phải là cải tiến biểu giá điện mà vẫn giữ giá bình quân", ông Thoả nói.
Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá cho hay, khoảng cách giữa các bậc trong biểu giá mới chênh lệch chưa hợp lý.
Ông Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nêu quan điểm, phương án 1 theo 5 bậc thang trong biểu giá mới vẫn chưa khắc phục được bất cập tồn tại lâu nay trong cơ cấu giá điện. Ví dụ, một khách hàng dùng đến 400 kWh phải trả 896.200 đồng, chỉ tiết kiệm được hơn so với biểu giá hiện hành 6 bậc gần 13.000 đồng một tháng. Trong khi đó, dùng 500-700 kWh một tháng không có sự thay đổi lớn so với phương án 6 bậc hiện nay.
Giá vàng bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh phiên chiều nay
Chiều nay, mặt hàng kim loại quý này đột ngột đổi chiều tăng mạnh, mức tăng từ 100.000 - 8000.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên trước đó, và tăng hơn 1,6 triệu đồng so với đầu giờ sáng nay.
Cập nhật lúc 15h, Doji niêm yết mức mua vào - bán ra là 55,1 - 56,1 triệu đồng/lượng, tăng tương ứng 900.000 - 100.000 đồng/lượng ở 2 chiều.
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu cũng điều chỉnh giá mua vào tăng thêm 820.00 đồng/lượng, đang ở mức 55,12 triệu đồng/lượng. Ở chiều bán ra, vàng cũng tăng 530.000 đồng/lượng, giao dịch ở mốc 56,48 triệu đồng/lượng.
Sự biến động của Giá vàng. Ảnh Trí thức trẻ
Tập đoàn Phú Quý mua vào ở mức 55,1 triệu đồng/lượng, bán ra là 56,5 triệu đồng/lượng, tăng 900.000 đồng/lượng chiều mua vào và 500.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên trước đó.
SJC là đơn vị niêm yết giá mua vào và bán ra cao nhất ở thời điểm hiện tại với mức mua vào là 55,3 triệu đồng/lượng và bán ra là 56,5 - 56,7 triệu đồng/lượng tùy vào từng khu vực, tăng lần lượt 1,12 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 770.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Hiện chênh lệch giữa chiều mua vào và bán ra tại các doanh nghiệp từ 1,0 - 1,4 triệu đồng/lượng.
Tin tức giá xăng dầu hôm nay ngày 17/8: Biến động bất thường
Trong phiên đầu tuần, theo giờ Việt Nam, giá xăng dầu trên sàn New York Mercantile Exchanghe được đăng tải có sự dao động nhẹ. Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2020 đứng ở mức 42,56 USD/thùng, tăng 0,25 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 15/8, Giá dầu WTI giao tháng 10/2018 chỉ tăng 0,08 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2020 đứng ở mức 45,06 USD/thùng, tăng 0,26 USD/thùng trong phiên và tăng 0,07 USD/thùng so với cuối tuần trước.
Từ 15 giờ ngày 12/8, Liên Bộ Công thương - Tài chính đã công bố quyết định điều chỉnh giá xăng, dầu định kỳ.
Theo đó, sáng nay, giá xăng dầu được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 14.400 - 15.020 VND/lít ở vùng 1, từ 14.680 - 15.320 VND/lít ở vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 10.200 VND/lít và vùng 2 là 10.400 VND/lít.
Cụ thể: Giá xăng E5 RON92 không cao hơn 14.409 đồng/lít;
Giá xăng RON95-III không cao hơn 14.922 đồng/lít;
Giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 12.201 đồng/lít;
Giá dầu hỏa không cao hơn 10.207 đồng/lít;
Giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 11.183 đồng/kg.
Giá Bitcoin hôm nay 17/8: Bitcoin chạm mốc 11.800 USD
Lúc 6h30 trên CoinDesk, giá Bitcoin tạm đứng mức 11.887 USD, tăng 0,02%, tương đương mỗi coin thêm 5,8 USD. Trong 24 giờ gần nhất, Bitcoin giao dịch thấp nhất tại 11.705 USD, cao nhất tại 11.938 USD.
Trong khoảng thời gian trên, khối lượng giao dịch Bitcoin vào khoảng 20 tỷ USD, vốn hóa thị trường tạm ghi nhận 219,4 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD, theo CoinMarketCap.
Dù chưa chạm ngưỡng 12.000 USD song việc Bitcoin liên tục giao dịch trên mức 11.500 USD trong nhiều ngày liên tiếp khiến giới phân tích tin rằng tiền ảo phổ biến và giá trị nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Diễn biến tích cực của giá Bitcoin thúc đẩy đà tăng của nhiều tiền ảo khác. Cụ thể trong 24 giờ qua, Ehereum tăng 0,02% lên 432 USD, Ripple tăng 0,48% lên 0,301 USD, Tether tăng 0,2% lên 1 USD, Bitcoin Cash tăng 1,27%, Litecoin tăng 6,3%...
Chainlink – tiền ảo có sự tăng trưởng thần tốc gần đây bất ngờ quay đầu lao dốc về 18,9 USD, mất 0,4%. Trong khi đó Bitcoin SV mất 1,2% hiện giao dịch mức 221,2 USD.
Tại Việt Nam, giá Bitcoin giao dịch mức 273 – 278 triệu đồng (giá bán – giá mua), tăng 0,3%.
Tỷ giá USD hôm nay 17/8: Tờ tiền xanh vẫn chịu nhiều áp lực
Tỷ giá USD hôm nay 17/8: US Dollar Index (DXY), chỉ số đo lường biến động USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 93,07 điểm.
Tại thị trường trong nước, Tỷ giá USD được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết ở mức 23.212 đồng/USD, tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN là 23.175 đồng/USD (mua vào) và 23.858 đồng/USD (bán ra).
>> Xem thêm: Giá lợn hơi hôm nay ngày 17/8: Có nơi giảm sâu về 80.000 đồng/kg
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, Vietcombank giữ mức niêm yết tỷ giá là: 23.060 - 23.270 đồng/USD (mua - bán). Giá giao dịch tại Vietinbank lần lượt là: 23.070 đồng/USD (giảm 13 đồng chiều mua vào) và 23.260 đồng/USD (giảm 2 đồng chiều bán ra). Tương tự, BIDV niêm yết giá USD ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD, giữ nguyên so với phiên trước đó.
Theo số liệu mới công bố, GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm 32,9% trong quý II/2020. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1947.
VN-Index giữ được mốc 850 điểm trong phiên đầu tuần
Phiên giao dịch chiều diễn ra tích cực hơn với sự hồi phục của thị trường. Nhiều cổ phiếu lớn như HPG, VCB, VIC, VNM, TCB, HDB, NVL…đồng loạt tăng điểm giúp đà giảm của thị trường dần thu hẹp. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu lớn khác cũng hồi phục về sát tham chiếu sau khi giảm sâu vào cuối phiên sáng.
Đà hồi phục cũng diễn ra trên nhiều nhóm ngành khác như bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp, dầu khí…
VCG sau những phiên tăng "nóng" gần đây đã gặp áp lực chốt lời, dù vậy cổ phiếu này vẫn đóng cửa tăng 1.200 đồng lên 30.200 đồng. VTP có phiên ngược dòng các cổ phiếu "họ Viettel" khi tăng 6.000 đồng lên 138.600 đồng. Đà tăng của VTP được hỗ trợ bởi KQKD quý 2 tích cực cũng như việc chuẩn bị chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0,59 điểm (0,07%) xuống 850,15 điểm; trong khi HNX-Index tăng 0,84% lên 117,21 điểm và UPCom-Index tăng 0,22% lên 56,86 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch khoảng 4.500 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng, lực bán tập trung vào các Bluechips như VHM, MSN, VRE…
Trên TTCK Phái sinh, HĐTL F2008 đóng cửa với basis dương 0,96 điểm cho thấy nhà đầu tư không quá bi quan về xu hướng thị trường trong ngắn hạn.