Tin mới

Tin tức kinh doanh 24h: Giá xăng dầu lao dốc, Bộ không đồng ý điện một giá gần 3.000 đồng/kWh thấp hơn

Thứ sáu, 14/08/2020, 16:31 (GMT+7)

Tin tức kinh doanh 24h ngày 14/8: Giá xăng dầu lao dốc; Điện một giá gần 3.000 đồng/kWh: Để thấp hơn các bộ không đồng ý; Giá vàng hôm nay tăng mạnh...

Điện một giá gần 3.000 đồng/kWh: Để thấp hơn các bộ không đồng ý

Bộ Công Thương đưa ra phương án Biểu giá bán lẻ sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ sinh hoạt 1 giá, khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng biểu giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc một giá để phù hợp với mức tiêu thụ điện của khách hàng.

Lý giải mức giá điện một giá ở cả hai kịch bản lên tới gần 3.000 đồng/kWh, Bộ Công Thương cho rằng “Phương án 1 giá bằng giá điện sinh hoạt bình quân không nhận được sự ủng hộ của phần đông của các Bộ ngành đã lấy ý kiến”.

Lý do là, với phương án một giá bằng giá sinh hoạt bình quân, tiền điện các khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt có mức sử dụng điện dưới 200 kWh/tháng (khoảng 18,7 triệu khách hàng) phải trả tăng từ 19.000 đến 39.000 đồng/khách hàng/tháng.

Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh khách hàng không bắt buộc phải dùng điện một giá. Trái lại, khách hàng sẽ có quyền lựa chọn áp dụng giá điện bậc thang hoặc biểu giá một giá phù hợp với thực tế sử dụng điện của gia đình. Sau 12 tháng, khách hàng có thể tiếp tục áp dụng giá điện đang áp dụng hoặc đổi sang biểu giá khác.

Tin tức giá xăng dầu hôm nay ngày 14/8: Lao dốc không phanh

Giá xăng dầu thế giới hôm nay: Trong phiên giao dịch đầu giờ sáng ngày 14/8, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2020 đứng ở mức 42,35 USD/thùng, tăng 0,11 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 13/8, Giá dầu WTI giao tháng 10/2018 đã giảm 0,25 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2020 đứng ở mức 45,05 USD/thùng, tăng 0,02 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm 0,40 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 13/8.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay: Từ 15 giờ ngày 12/8, Liên Bộ Công thương - Tài chính đã công bố quyết định điều chỉnh giá xăng, dầu định kỳ.

Cụ thể, xăng RON95-III có giá 14.920 đồng/lít, giảm 50 đồng; dầu diesel 0.05S có giá 12.200 đồng/lít, giảm 190 đồng; dầu hỏa 10.200 đồng/lít, giảm 70 đồng.

Trong kỳ điều chỉnh này, Liên Bộ thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như kỳ trước, cụ thể: xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít, xăng RON95 trích lập ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel ở mức 500 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít. Đồng thời chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 932 đồng/lít (kỳ trước chi 900 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 479 đồng/lít (như kỳ trước), dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít (như kỳ trước), dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (kỳ trước 100 đồng/kg); dầu diesel ở mức 0 đồng/lít.

Giá vàng SJC tăng nhanh hơn thế giới

9h30 sáng nay (14/8), Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI nâng 2,2 triệu chiều mua vào và 1,5 triệu chiều bán ra lên 55,9 – 56,7 triệu đồng. Chênh lệch mua bán được thu hẹp chỉ còn 800.000 đồng một lượng.

Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng 2,2 triệu chiều mua vào và gần 2 triệu chiều bán ra lên 55,1 – 57,87 triệu đồng một lượng. Chênh lệch mua bán vẫn ở mức cao, gần 2,8 triệu đồng một lượng. Giá bán ra của SJC cũng cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thị trường.

Giá vàng trong nước đang tăng nhanh hơn thế giới. Trong khi mỗi lượng vàng trong nước tăng 1,5-2 triệu đồng thì Giá vàng thế giới quy đổi ra mỗi lượng tăng 1-1,5 triệu đồng một lượng. Mỗi ounce vàng giao ngay thế giới sáng nay được giao dịch quanh 1.953 USD, tương đương 54,8 triệu đồng một lượng, thấp hơn 3 triệu đồng so với vàng SJC.

Phân hóa rõ rệt, VN-Index về sát mốc 850 điểm phiên cuối tuần

Tiếp đà bán từ cuối phiên sáng, thị trường nhanh chóng đảo chiều ngay đầu phiên giao dịch buổi chiều thậm chí có thời điểm VN-Index giảm gần 7 điểm. Lực cầu bắt đầu xuất hiện vào cuối phiên giúp một số cổ phiếu lớn thu hẹp đà giảm tuy nhiên không đủ dứt khoát để kéo thị trường tăng điểm trở lại.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index giảm 4,31 điểm (-0,5%) xuống 850,74 điểm với thanh khoản 5.163 tỷ đồng trong đó giá trị thỏa thuận hơn 424 tỷ đồng.

Nhóm Bluechips có sự phân hóa rõ rệt với VIC, VCB, BID, CTG, GAS, FPT, HPG, MSN,… điều chỉnh giảm trong khi SAB, VNM, MWG, EIB, HDB, MBB,… giữ được sắc xanh. Khối ngoại bán ròng 207 tỷ đồng trên HoSE chủ yếu trên các Bluechips là một trong những yếu tố khiến thị trường “hụt hơi”.

Trên HNX, VCG tăng kịch biên độ trong phiên thỏa thuận khủng không đủ cân lại thị trường, chỉ số HNX-Index giảm 0,64 điểm (-0,54%) xuống 116,23 điểm. Thanh khoản tăng đột biến lên hơn 3.112 tỷ đồng trong đó giá trị thỏa thuận đạt 2.759 tỷ đồng chủ yếu trên cổ phiếu VCG.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam dẫn đầu thế giới

Bảng giá gạo xuất khẩu của VFA ngày 14/8 cập nhật: Gạo 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 493 - 497 USD/tấn, trong khi giá giao dịch gạo cùng loại của Thái Lan chỉ đạt 473 - 477 USD/tấn; gạo Pakistan bán từ 423 - 427 USD/tấn, gạo Ấn Độ từ có giá 378 - 382 USD/tấn...

Như vậy, giá giao dịch gạo 5% tấm của Việt Nam trên thị trường thế giới đang cao nhất, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 20 USD/tấn, Pakistan 70 USD/tấn và cao hơn gạo Ấn Độ 115 USD/tấn.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (tỉnh Tiền Giang) xác nhận, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tốt hơn so với gạo của Thái Lan. Trong lịch sử 30 năm xuất khẩu gạo, đây là lần đầu tiên gạo Việt Nam có giá xuất ngang ngửa với gạo Thái Lan, thậm chí bỏ xa gạo Thái Lan loại 5% tấm đến 20 USD/tấn.

>> Xem thêm: Sau hơn 1 năm ly hôn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ 'trúng số' thắng đậm từ thương vụ lớn và liều lĩnh

Nhìn một cách tổng thể, không riêng gạo 5% tấm mà nhiều loại gạo xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đang có giá tốt. Chẳng hạn, các giống gạo DT8 hiện bán với giá 570 USD/tấn trong khi vụ trước cao nhất chỉ bán được 540 USD/tấn; gạo 5451 đang xuất khẩu với giá 540 - 550 USD/tấn, trong khi vào vụ Đông Xuân trước, mức giá cao nhất cũng chỉ đạt 500 USD/tấn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news