Bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19, Sasco – "gà đẻ trứng vàng" của ông Johnathan Hạnh Nguyễn giảm 80% lợi nhuận sau nửa đầu năm
Sasco vừa công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm với sự giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu do ảnh hưởng bởi sự bùng phát dịch Covid-19. Chi tiết, quý 2/2020 Công ty đạt hơn 60 tỷ Doanh thu, giảm 92% so với con số 702 tỷ đồng hồi quý 2/2019. Tương ứng, lợi nhuận trong kỳ thu về chỉ bằng 1/5 cùng kỳ với 36 tỷ đồng.
Tách từng nguồn doanh thu, khoản thu hàng hoá miễn thuế giảm sốc từ 325 tỷ về chỉ còn 8 tỷ đồng, doanh thu hàng hoá trung tâm thương mại và chi nhánh khác giảm từ 92 tỷ còn 16 tỷ đồng, doanh thu hoạt động phòng chờ cũng sụt giảm mạnh chỉ còn 1/8 cùng kỳ với 15 tỷ...
Luỹ kế nửa đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu 584 tỷ - chỉ còn bằng 1/3 nửa đầu năm ngoái (6 tháng 2019 đạt 1.432 tỷ đồng) và LNST giảm đột biến còn 52 tỷ đồng - chỉ bằng 1/5 cùng kỳ.
Theo giải trình, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là kinh doanh hàng miễn thuế, bán lẻ và dịch vụ tại thị trường mục tiêu là sân bay Tân Sơn Nhất; trong khi sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nói chung và công ty nói riêng.
7 viên kim cương màu đắt giá nhất thế giới
Oppenheimer Blue: Là viên kim cương đắt nhất thế giới khi được đấu giá năm 2017, Oppenheimer Blue được bán với giá hơn 56,8 franc Thụy Sĩ (tương đương 58 triệu USD lúc đó). Viên kim cương này được đặt tên để tôn vinh chủ nhân cũ Philip Oppenheimer, thành viên gia đình sở hữu đế chế kim cương De Beers Group. Nặng 14,62 carat, Oppenheimer Blue cũng lập kỷ lục là viên kim cương xanh độc đáo lớn nhất thời điểm được đầu giá.
Pink Star: Pink Star phá kỷ lục của Oppenheimer Blue trở thành viên kim cương đắt nhất thế giới khi được đấu giá cũng trong năm 2017. Hãng trang sức Chow Tai Fook của Hong Kong mua viên kim cương này với giá 71,2 triệu USD.
Star of Josephine: Năm 2009, ông trùm bất động sản Hong Kong Joseph Lau chi 9,5 triệu USD để mua viên kim cương Star of Josephine tại một phiên đấu giá. Trên thực tế, 9,5 triệu USD không phải mức giá cao trong danh sách này, nhưng Star of Josephine chỉ nặng 7,03 carat. Do đó, đây là viên kim cương đắt nhất tính theo giá trên mỗi carat. Sau khi mua viên kim cương, ông Lau đã nhanh chóng đổi tên nó theo tên con gái Josephine, khi đó mới 7 tuổi. Josephine, năm nay 18 tuổi, đang sở hữu 2 viên kim cương khác, gồm Blue Moon of Josephine giá 48 triệu USD và Sweet Josephine giá 28,5 triệu USD (được mua vào năm 2015).
Zoe Diamond: Năm 2014, tỷ phú Lau cũng chi 32 triệu USD mua viên kim cương này và đặt tên theo tên con gái Zoe Lau. Viên kim cương có hình quả lê, nặng 9,75 carat. Zoe Lau hiện cũng sở hữu viên Zoe Red, nặng 10,1 carat trị giá 8,43 triệu USD.
Moussaieff Red Diamond: Đây là viên kim cương đỏ lớn nhất thế giới với trọng lượng 5,11 carat. Viên kim cương tam giác cắt hoàn hảo này được tìm thấy tại Brazil vào những năm 1990, là một phần của một viên kim cương nặng 13,9 carat. Nó được nhà buôn trang sức người Anh Shlomo Moussaieff mua lại với giá khoảng 7-8 triệu USD.
>> Xem thêm: Bên trong cơ ngơi hơn 100 tỷ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hoàn thiện sau khi ly hôn
Hope Diamond: Là viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới với lịch sử độc đáo, có nhiều bí ẩn. Không thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân nào, viên kim cương này hiện nằm trong một bộ sưu tập tại bảo tàng Smithsonian ở Washington DC (Mỹ). Nhiều người cho rằng Hope Diamond bị nguồn rủa bởi những chủ nhân trước đây của nó đều gặp tai ương, nếu không bị sát hại, tù tội thì cũng tự sát. Nặng 45,52 carat, ước tính Hope Diamond hiện trị giá khoảng 200-350 triệu USD.
Wittelsbach-Graff Diamond: Được mua và cắt lại bởi hãng trang sức Anh Graff, viên kim cương xanh lục nặng 31,06 carat này được Laurence Graff - chủ hãng Graff - mua với giá 23,4 triệu USD. Năm 2011, có nguồn tin cho biết Wittelsbach-Graff Diamond đã được Hamad bin Khalifa, cựu vương Qatar, mua lại với giá 80 triệu USD.
Doanh nghiệp Mỹ sắp công bố mở rộng đầu tư vào Việt Nam
Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, ngày 15-7 (giờ địa phương), tại Washington DC, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã tham dự buổi trao đổi trực tuyến do Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) phối hợp với công ty kiểm toán Ernst & Young tổ chức với chủ đề "Các cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN giai đoạn hậu Covid-19".
Buổi trao đổi có sự tham dự của đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ, một số Đại sứ quán các nước ASEAN và hơn 100 công ty và hiệp hội doanh nghiệp lớn của Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, năng lượng, công nghệ, thương mại điện tử, y tế, bảo hiểm…
Tại buổi trao đổi, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã chia sẻ các cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Mỹ khi đầu tư vào ASEAN và Việt Nam trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Đại sứ nhấn mạnh những yếu tố rất thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ hiện nay tại Việt Nam, đó là: Sự phát triển tích cực của quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ, việc thúc đẩy mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam, và nhất là thành công của Việt Nam trong kiểm soát đại dịch cũng như quyết tâm của Chính phủ trong thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy vai trò của Việt Nam trong việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phía USABC cũng cho biết sẵn sàng phối hợp với Việt Nam để tổ chức thành công Diễn đàn kinh doanh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Việt Nam vào cuối năm nay.
Tin tức Giá vàng hôm nay ngày 17/7: Giảm 100.000 đồng mỗi lượng vàng
Sáng nay (17/7), Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) giảm nhẹ 40.000 đồng đối với vàng miếng còn 50,28 - 50,65 triệu đồng/lượng. Tương tự, công ty Doji cũng giảm từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng xuống 50,25 – 50,5 triệu đồng/lượng...
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay giảm xuống dưới mốc 1.800 USD/ounce và đang ở mức 1.795,4 USD/ounce, hợp đồng vàng giao tháng 8 lùi xuống 1.809,9 USD/ounce - là mức đóng cửa thấp nhất trong vòng 10 ngày qua. Vàng đi xuống do đồng USD được ổn định và nhiều thông tin kinh tế trái chiều. Chẳng hạn, ngày 16.7, dữ liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ công bố cho thấy tăng lên 1,3 triệu người, cao hơn so với dự báo 1,25 triệu người thất nghiệp từ Dow Jones. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ của Mỹ lại tăng vọt 7,5% trong tháng 6, vượt qua dự báo tăng 5,2% từ Dow Jones.
VN-Index mất gần 5 điểm trong phiên cuối tuần, cổ phiếu “họ Viettel” và Khu Công nghiệp dậy sóng
Phiên giao dịch chiều diễn ra không có nhiều biến động lớn so với buổi sáng. Các cổ phiếu Bluechips như FPT, HPG, MSN, VIC, VNM, VJC, VHM, MWG…tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh và điều này đã tác động tiêu cực tới chỉ số.
Tuy vậy, tâm lý thị trường khá vững giúp xu hướng giảm không diễn ra trên toàn thị trường mà có sự phân hóa mạnh, thậm chí nhiều nhóm vẫn tăng điểm khá tốt. Với nhóm cổ phiếu lớn, BVH, PLX, VPB, BID, SSI, CTD là những cái tên tăng điểm đáng chú ý. Trên sàn Hà Nội, ACB bứt phá mạnh hơn 3%, qua đó giúp HNX-Index giữ vững sắc xanh trong phiên giao dịch.
>> Xem thêm: Đại gia Minh Nhựa chi cả chục tỷ đồng chỉ để vợ 2 Mina Phạm được vui
Nhóm khu công nghiệp là điểm sáng trong phiên giao dịch với nhiều mã tăng như GVR, PHR, SZL, SZC, D2D, SIP, KBC, LHG, IDC…Bên cạnh đó, các cổ phiếu "họ Viettel" như VGI, CTR cũng thu hút dòng tiền và tăng khá tốt.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 4,81 điểm (0,55%) xuống 872,02 điểm; trong khi HNX-Index tăng 0,97% lên 116,71 điểm và UPCom-Index tăng 0,78% lên 57,47 điểm. Thanh khoản toàn thị trường có phần cải thiện với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 5.500 tỷ đồng.