Ngộ độc thực phẩm đang là một mối lo và đặc biệt quan tâm của tất cả mọi người. Những thực phẩm dễ bị ô nhiễm nhất là các thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, rau quả.
Có một số loại thực phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc cao, vì vậy các bà nội trợ cần thận trọng khi chọn lựa và chế biến để tránh những rủi ro không đáng có.
1. Rau muống
Nếu muốn ăn rau muống, bạn cần chọn rau muống rõ nguồn gốc, an toàn hoặc tự gieo trồng hạt rau muống. |
Rau muống là loại rau đứng đầu về nguy cơ nhiễm độc chì trong tất cả các loại rau ăn lá. Nguyên nhân là trong quá trình trồng, rau muống thường bị phun nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Trẻ em ăn nhiều ra muống sẽ có nguy cơ bị ngộ độc chì như nôn mửa, co giật, ảnh hưởng tới trí não của trẻ. Các loại rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường, lá màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng, sau khi luộc, rau có màu xanh nhạt, khi nguội thì nước chuyển sang màu xanh đen và có kết tủa đen.
2. Thịt gia cầm
Thịt gà là một trong những loại thịt gia cầm có thể gây ngộ độc thực phẩm. |
Thịt gà là một trong những loại thịt gia cầm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Thịt gà chưa được nấu chín hay thịt gà không được rửa sạch trước khi nấu là nguyên nhân gây nhiễm những vi khuẩn như campylobacter, vi khuẩn gây tiêu chảy.
3. Thịt đỏ
Nếu thịt nấu chưa chín kĩ, các vi khuẩn chưa bị tiêu diệt thì sẽ có cơ hội gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể người. |
Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn phổ biến nhất như Salmonella, E. coli và Listeria thường có trong thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và một số loại thịt đỏ khác. Vì vậy, nếu thịt nấu chưa chín kĩ, các vi khuẩn này chưa bị tiêu diệt thì sẽ có cơ hội gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể người. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già và phụ nữ đang mang thai vì những đối tượng này có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu hơn.
4. Trứng
Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm salmonella. |
Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm salmonella. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc xảy ra bạn nên nấu chín trứng trước khi ăn. Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella dễ dàng lây lan nhiều nơi. Bạn cũng nên rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với trứng.
5. Giá đỗ không có rễ
Giá đỗ không có rễ có thể chứa chất diệt cỏ gây ung thư, quái thai. |
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số người đã lợi dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.
6. Các sản phẩm sữa không tiệt trùng
Sữa tươi chưa tiệt trùng sẽ bị nhiễm campylobacter, một loại vi khuẩn gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết. |
Nếu bạn là một fan của các loại pho mát hay các loại sữa tươi được lấy trực tiếp từ động vật, bạn đã nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhiễm Listeria, Salmonella và E. Coli, những loại vi khuẩn được tìm thấy khá nhiều trong sữa chưa được tiệt trùng. Nếu động vật cho sữa bị nhiễm khuẩn E.coli, sữa của chúng hoàn toàn có khả năng gây ngộ độc, gia tăng các bệnh đường ruột cho người uống.
7. Rau sống
Bạn nên lưu ý lựa chọn các cơ sở rau quả có chất lượng và rửa sạch chúng bằng nước muối trước khi sử dụng. |
Rau sống khi được sử dụng trực tiếp đều tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Nguyên nhân là do bên cạnh việc tồn tại trong cơ thể động vật, vi khuẩn e.coli cũng có thể dễ dàng xâm nhập vào môi trường nước bao gồm: sông, hồ, ao, thậm chí cả nước sinh hoạt. Sau đó, các loại rau lại được tưới bằng thứ nước nhiễm khuẩn này. Bạn nên lưu ý lựa chọn các cơ sở rau quả có chất lượng và rửa sạch chúng bằng nước muối trước khi sử dụng.
8. Cà chua xanh
Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm. |
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
9. Gừng héo
Trong củ gừng héo, đã hỏng có chứa một chất độc hại có tên là shikimol |
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi… Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.
Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp. |
Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta thái thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
Trang Vũ (Tổng hợp)