Tin mới

Top 10 phụ nữ giàu nhất Việt Nam chốt năm 2016 với tổng tài sản 1 tỷ USD

Thứ năm, 12/01/2017, 16:56 (GMT+7)

Tổng tài sản của 10 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt đạt khoảng 1 tỷ USD, chiếm 11,5\% tổng tài sản của danh sách Top 500.

Tổng tài sản của 10 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt đạt khoảng 1 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng tài sản của danh sách Top 500.

Bizlive đã đăng tải danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016. Theo thống kê, trong Top 500 người có tới 343 người (68%) là nam giới, còn lại 157 người (32%) là nữ giới. Chỉ tính riêng tổng tài sản của 10 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đã đạt khoảng 19.301 tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng tài sản Top 500 người.

Top 10 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Ảnh: Bizlive

Cũng theo Tri thức trực tuyến,  đứng ở vị trí đầu tiên là hai nữ tướng của vingroup, bà Phạm Thu Hương (vợ tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup) và em gái là bà Phạm Thúy Hăng. Tổng tài sản của bà Hương là 4.724 tỷ đồng, còn của bà Hằng là 3.155 tỷ đồng.

Bà Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch tập đoàn Vingroup) đứng ở vị trí thứ nhất. Ảnh: Vingroup

Giữ vị trí thứ 3 là đại gia thủy sản Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Vĩnh Hoàn. Hiện tại, tổng khối tài sản của bà Khanh trị giá 2.634 tỷ đồng.

Còn sau đó là hai vị trí thứ 4 và thứ 5 thuộc về bà Lê Thị Ngọc Diệp - vợ của ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch tập đoàn FLC) và bà Vũ Thị Hiền - vợ của đại gia Trần Đình Long (tập đoàn Hòa Phát). Cụ thể, tài sản của bà Diệp trị giá 2.314 tỷ đồng, còn khối tài sản của bà Hiền trị giá 2.312 tỷ đồng.

Đại gia thủy sản Trương Thị Lệ Khanh đứng ở vị trí thứ 3. Ảnh: Trí thức trẻ

Đứng ở vị trí thứ 6 là bà Nguyễn Hoàng Yến – vợ ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT CTCP tập đoàn Masan. Bà Yến là thành viên HĐQT và là Phó tổng giám đốc của công ty. Hiện bà Yến nắm giữ 28.276,823 cổ phiếu MSN có tổng trị giá 1.832 tỷ đồng.

Lần lượt các vị trí còn lại trong Top 10 là bà Lê Thị Thúy Hải (của công ty nhựa Tiền Phong) đứng ở vị trí thứ 7 với 753 tỷ đồng, bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ) đứng ở vị trí thứ 8 với 663 tỷ đồng. Ở vị trí thứ 9 là bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE) với 467 tỷ đồng và vị trí thứ 10 là bà Trương Ngọc Phượng (tổng CTCP dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam) với 433 tỷ đồng.

Lê Khánh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news