Táo bón ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi là một trong những căn bệnh phổ biến khi phân trở nên khô và rắn hơn bình thường. Khi bị táo bón, các bé sơ sinh thường khó khăn và đau đớn mỗi lần đi đại tiện.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ bú không đủ no cũng là nguyên nhân bị táo bón ở trẻ . Ảnh: Internet |
- Đối với một số trẻ sơ sinh đang trong thời gian bú sữa mẹ, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón là do trẻ bú không đủ no, không đủ để tạo thành phân. Ngoài ra, có thể do mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, chế độ ăn không đủ nước, không đủ chất xơ. Chính điều này làm cho sữa cho trẻ sơ sinh bú bị ảnh hưởng.
- Đối với những trẻ sơ sinh phải bú sữa ngoài, có thể do sữa mẹ pha không đúng công thức hoặc sữa không hợp cũng làm trẻ bị táo bón.
- Trẻ sơ sinh hiếu động, vận động tay chân nhiều, hay lật mình cũng khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn những trẻ khác và đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
- Những trẻ sơ sinh đang bị sốt, ho, cảm phải uống thuốc kháng sinh cũng khiến trẻ bị táo bón.
Cách điều trị, chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón
Chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh không khó nếu được các mẹ phát hiện sớm. Ảnh: Internet |
Việc chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh không quá khó nếu được các mẹ phát hiện sớm và áp dụng những biện pháp dưới đây để điều trị.
- Cung cấp đủ nước cho trẻ: Nên cho trẻ uống nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể của bé. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cung cấp từ 100 đến 200ml nước mỗi ngày.
- Cung cấp trái cây, rau xanh vào khẩu phần ăn: Đẻ hạn chế và đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên cung cấp đủ hàm lượng rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn như rau dền, mùng tơi, súp lơ... nhằm cung cấp đủ lượng vitamin, chất xơ giúp nhuận tràng và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón nên xoa bụng cho trẻ từ phải sang trái ngày từ 3 đến 4 lần khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột.
- Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ. Các mẹ nên chú ý tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, không vội vã. Thông thường thời điểm thích hợp là sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột đang có xu hướng hoạt động tăng lên, không nên để trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.
- Cho bé tắm bằng nước ấm sẽ giúp bé thư giãn, giúp phân được di chuyển dễ dàng hơn.
- Sau khi áp dụng các biện pháp này mà không có hiệu quả, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Tuyệt đối không thụt rửa hậu môn trẻ sơ sinh khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ gây nguy hiểm cho trẻ.
Minh Di (tổng hợp)