- Giá xăng dầu lại sắp giảm mạnh?
- Nghịch lý giá xăng dầu giảm, DN vận tải xin tăng giá cước
- Giá xăng A92 có mức giảm sâu nhất 15 lần trước đó
- Giá xăng hôm nay 5/2: Giảm giá xăng E5 còn 15.350 đồng/lít
Đó là nhận định củaTS Nguyễn Văn Tuyến - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Tài chính, Bộ Tài chính. Theo ông, trong năm nay, Giá dầu chưa chắc đã tăng, mà vẫn giữ nguyên vài ba năm nữa.
Bàn về sự biến động của giá dầu, và tác động của sự biến động này đến nền kinh tế Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, theo tình hình hiện nay, giá dầu của thế giới và Việt Nam chịu tác động của sự khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ... nên đang biến động đột ngột, khó lường.
Theo TS Nguyễn Văn Tuyến - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Tài chính, Bộ Tài chính, trong năm nay, giá dầu chưa chắc đã tăng, mà vẫn giữ nguyên vài ba năm nữa. Do đó, dự báo giá dầu cho năm 2015-2016 là rất quan trọng để xây dựng Chính sách trong giai đoạn này.
Nhiều chuyên gia nhận định, khó dự đoán chính xác biến động giá dầu, nhưng chưa chắc tăng trong năm 2015. Ảnh minh họa
Về cơ bản, ông Tuyên phân tích, giá dầu có 2 chiều (bán dầu thô và nhập xăng) mang lại nguồn thu thuế nhập khẩu cho GDP. Nếu đề nghị tăng thuế VAT thì chắc chắn không làm được vì không tăng tủy tiện, muốn điều chỉnh thì phải sửa luật, điều này liên quan đến quốc hội. Thứ 2, cũng không thể cắt giảm lãi suất, sẽ không hợp lý vì nếu giá dầu giảm mức 50 USD/ thùng thì không có cơ sở giảm lãi suất. Khả năng năm nay lạm phát rất thấp, chỉ chiếm 2-3%, mà phần nhiều là 2%.''
Còn theo TS Lưu Bích Hồ (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển), nếu giá dầu vẫn giảm, chính phủ sẽ không điều chỉnh chính sách vì dầu thô chỉ chiếm 10-12 % GDP, dù có tác động nhưng không đến nỗi phải lo lắng.
TS Lưu Bích Hồ cho rằng, điều quan trọng bây giờ là chính phủ cần phải xác định đươc con số chính xác về giá dầu ở khoảng nào để dư luận yên tâm. Vì sản lượng dầu chỉ chiếm 10-12 % GPD, giá dầu giảm có tác động đến nền kinh tế nhưng không đáng kể, nên việc Chính phủ điều chỉnh các chính sách là rất khó.
Ông cho rằng không đòi hỏi một con số chính xác tuyệt đối về giá dầu, mà chỉ cần con số tương đối. Hơn nữa, cần nghĩ tới tác động lớn hơn. Đó là độ trễ của việc giảm giá dầu đối với kinh tế thực rất chậm. Vì nền kinh tế thực đã quen với quán tính như vậy nên cần có nhiều chính sách khác nữa để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân.
Theo TS Hồ, gía dầu giảm cũng là cơ hội hiếm có để tái cơ cấu năng suất, giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất. Theo ông, chúng ta nên học bài học của Nga, không quá dựa vào xuất khẩu dầu.
Giải đáp thêm về vấn đề này, TS Lê Anh Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và quản lý dầu khí, Viện dầu khí Việt Nam cũng phân tích: "Giá dầu dự đoán trong năm 2015 là 60 USD, 2016 là 70 USD. Hiện tại, giá dầu bị tác động bởi yếu tố kinh tế, xã hội nên khó có thể lường trước được nó sẽ biến động như thế nào, nhưng nếu sự bất ổn trong chính trị không xảy ra thì vẫn ổn"
Còn về tác động của giá dầu giảm đến nền kinh tế trong nước, ông Trung cho hay là có nhiều tác động tích cực.
Ông Trung phân tích, giá dầu giảm, kéo theo xăng giảm, sẽ kích cầu, tăng sản xuất, giảm chi phí sản xuất trong nước. Nếu giảm 20 USD/ thùng thì sẽ giúp tăng trưởng kinh tế thế giới tăng 0.4%, mà đặc biệt người hưởng lợi là các nước mới nổi, đang phát triển như Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Mặt tích cực này sẽ tác động sản xuất trong nước. Do vậy, đóng thuế vào Chính phủ sẽ tăng lên. Khi kinh tế của Mỹ, EU, Nhật Bản là những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam được cải thiện, xuất khẩu của Việt Nam sang các nền kinh tế này sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, do giá đầu vào giảm nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều. Chính vì thế, sẽ dẫn tăng trưởng kinh tế.
Tác động thứ 2 là việc giảm giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu từ thuế từ khai thác dầu. Nhưng tổng thể sẽ có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.
“Riêng đối với ngành dầu khí thì khi giá dầu giảm thì rất khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự đầu tư. Chính vì vậy, giải pháp ban đầu là cắt giảm chi phí, đồng thời rà soat lại các dự án để có từng biện pháp cụ thể. Một số công ty dầu khí người ta chỉ mong ở mức 55-65 USD. Nếu giá dầu như hiện nay là 56USD thì khó có thể cắt giảm. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang xem xét các mỏ để cắt giảm. Tùy theo mỏ khác nhau để thực hiện phương pháp cụ thể. bây giờ khó có thể xác định nó ổn định ở mức nào”, ông Trung cho hay.
Cũng theo TS. Trung, dự báo giá dầu năm nay có thể vượt qua mức 60 USD/thùng. Do đó, Chính phủ cần có những chính sách thích hợp để giảm dần sự tập trung vào một thị trường.
’Việt Nam cần có bước mạnh dạn là không nên phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Có thể chuyển hướng nhập khẩu sang các thị trường TPP hoặc thiết lập quan hệ và chuyển hướng nhập khẩu sang thị trường Ấn Độ”, ông Trung phân tích.
Theo Hoài Lê