Theo tin tức trên Trí thức trẻ, tối 6/1, Đội CSGT Công an TP. Vinh (Nghệ An) tiếp tục triển khai việc kiểm tra xử lý nồng độ cồn với người tham gia giao thông trên địa bàn TP. Vinh.
Đến khoảng 21h10, tổ công tác yêu cầu một người đàn ông điều khiển xe máy hiệu Nuovo LX mang BKS: 38X1- 7903 đo nồng độ cồn. Kết quả cho thấy, người này có nồng độ cồn 0,082mlg/1 lít khí thở.
Lực lượng chức năng đo nồng độ cồn và lập biên bản xử phạt ông H. vì vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: TTT
Làm việc với CSGT, người đàn ông này khai tên Trần Trọng H. Sau khi được CSGT giải thích về việc quy định phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, ông H. thừa nhận trước đó vào trưa cùng ngày ông có đi đám cưới và uống 1 tý rượu. Tối cùng ngày, ông H. chở vợ đi bệnh viện thăm người thân và đã bị CSGT xử phạt.
Tài xế T. cho biết, cả ngày không hề uống chút bia rượu nào. Tuy nhiên, 1 ngày trước, anh uống khá nhiều rượu bia và không nhớ chính xác đã uống bao nhiêu.
Được biết, theo quy định thì với vi phạm nồng độ cồn này, ông H. sẽ bị xử phạt mức 2,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Trước đó, anh Hoàng Trọng T. (SN 1987, quê ở Thanh Ba, Phú Thọ đang chạy xe ôm công nghệ). bị cũng bị xử phạt 2 triệu đồng do vi phạm nồng độ cồn ở mức thấp 0.051mg/lít khí thở (0-0.24mg/lít khí thở bị xử phạt 2-3 triệu đồng).
Điều đặc biệt trong câu chuyện của anh T. là anh này uống rượu từ hôm trước nhưng hôm sau vẫn bị xử phạt.
Từ 2 trường hợp trên, nhiều người đặt câu hỏi lượng cồn ở bia rượu có thể tồn tại bao lâu trong hơi thở và cơ thể người sử dụng rượu bia?
Trả lời câu hỏi trên, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, một người uống rượu qua xét nghiệm để kết quả âm tính với nồng độ cồn sẽ phải chú ý đến những yếu tố như: nồng độ rượu, lượng rượu một người tiêu thụ (hấp thụ nhanh nhất là rượu 20 độ, uống càng nhiều thì cồn trong máu càng cao); thời điểm uống rượu (khi đói rượu sẽ hấp thụ nhanh hơn); người uống rượu trong thời gian dài rượu sẽ tồn tại lâu hơn…
Một số vấn đề khác như: tuổi tác, cân nặng, người đang sử dụng thuốc, người mắc bệnh (gan, thận…) cũng làm ảnh hưởng tới thời gian chuyển hóa rượu. Người thể trạng yếu, mắc kèm các bệnh lý thì rượu lâu được đào thải hơn những người khác.
Ngoài uống nhiều nước lọc, bí quyết giải rượu được mọi người áp dụng là uống trà gừng. Gừng có vị cay tính ấm, tác dụng tán hàn, giải độc, điều tiết nhiệt độ cơ thể, làm cho các mạch máu lưu thông, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.
"Thời gian để cơ thể chuyển hóa hết nồng độ cồn trong máu ở mỗi người là khác nhau. Có những người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau hơi thở và nồng độ vẫn còn. Không ai khẳng định chắc chắn mất bao lâu thì rượu sẽ được chuyển hóa hết để cho ra kết quả âm tính với xét ngiệm", trên VTC News dẫn lời bác sĩ Nguyên nhận định.
Trong khi đó, theo số liệu từ Trung tâm điều trị nghiện - American Addiction Centers (Mỹ), lượng cồn ở bia rượu có thể tồn tại 6 giờ trong máu, còn trong hơi thở là khoảng 12-24 giờ, nước tiểu và nước bọt, và lên đến 90 ngày trên tóc.