Cách đây 2.400 năm người dân Ba Tư cổ đại có cơ hội thưởng thức món ăn và đồ uống mát lạnh trong mùa hè nhờ "tủ lạnh" đặc biệt của họ.
Công trình Yakchal giống như một chiếc tủ lạnh khổng lồ. |
Theo Epochtimes France, cách đây hơn 2.000 năm, người dân Ba Tư cổ xưa (nay thuộc Iran) đã chế tạo ra một công trình tương tự như tủ lạnh ngày nay, nhưng chiếc "tủ lạnh" nguyên thủy còn có ưu điểm hơn là hoạt động không cần điện và có thể bảo quản cả tấn thực phẩm.
Từ cách đây hơn 2.000 năm, người Ba Tư cổ đại đã được thưởng thức thực phẩm và đồ uống tươi mát có sẵn trong sa mạc, thứ mà nhiều người ngày nay mong mà chẳng có. |
Với kích thước khổng lổ giống như một ngôi đền, ta có thể thấy kích thước của nó rất ấn tượng. Thật không thể tưởng tượng một tủ lạnh khổng lồ như vậy đã vận hành giữa sa mạc từ cách đây 2.000 năm.
Nhờ mái vòm hình nón rất cao, chiếc Yakchal cho phép không khí nóng đi vào và đi ra. Yakchal giữ lạnh trong suốt cả năm. |
Cách đây gần 2.400 năm, phần lớn Ba Tư là một vùng đất sa mạc khô cằn. Điều này khiến cư dân ở đây muốn có đồ uống lạnh trong thời tiết khắc nghiệt, nhất là vào mùa hè.
Cũng vào thời điểm đó, các nhà kỹ thuật ở Ba Tư cổ đại đã phát triển công nghệ bảo quản lạnh, cho phép họ sử dụng các kho dự trữ băng vào mùa hè. Họ gọi công trình này là Yakchal.
Chiếc tủ lạnh cổ xưa này bền vững với sự truyền nhiệt, nó gồm một mái vòm rỗng cao khoảng chục mét, được làm bằng cát, đất sét, lòng trắng trứng, vôi, tro và lông dê. Dưới mái vòm là một cái giếng sâu dưới lòng đất nơi để thực phẩm, và quan trọng nhất là các khối băng. Kỹ thuật của người Ba Tư là đóng băng băng vào mùa đông, và lưu cất nó dưới lòng đất để sử dụng trong suốt mùa hè.
Trong suốt mùa đông, nước từ một hệ thống đường ống được dẫn từ các ngọn núi xung quanh vào tủ lạnh Yakchal. Những chiếc Yakchals này được thiết kế để không khí lưu thông từ đỉnh mái vòm xuống phần dưới của Yakchal.
Nhờ mái vòm hình nón rất cao, chiếc Yakchal cho phép không khí nóng đi vào và đi ra. Yakchal giữ lạnh trong suốt cả năm.
Hỗn hợp cát, đất sét, lòng trắng trứng, vôi, tro và lông dê được pha trộn theo một tỷ lệ nhất định thành một loại vữa không thấm nước gọi là Sarooj. Bên cạnh việc chống thấm vữa Sarooj còn giúp cách nhiệt tốt, để giữ các khối băng quanh năm. Để tăng độ bền chắc, tường của Yakchal có thể dày đến hai mét.
Như vậy, người dân Ba Tư cổ đại có cơ hội thưởng thức món ăn và đồ uống mát lạnh trong mùa hè nhờ tủ lạnh đặc biệt của họ.
Ngày nay, một số Yakchals vẫn tồn tại sau 2.400 năm xây dựng. Người Iran hiện đại vẫn tiếp tục dùng loại tủ lạnh khổng lồ này ở những nơi không có điện.
Đức Hòa (tổng hợp)