Người nhà cho biết có để nước tro tàu trong chai nước suối. Bé gái do nhầm là nước nên cầm lên uống. Sau khi uống bé nôn ói và đau họng, khám thấy vùng họng sung huyết.
VTV đưa tin, ngày 25/7, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 cho biết đã tiếp nhận điều trị cho bé gái Dương Thị Như N. (3 tuổi), nhập viện vì uống nhầm nước tro tàu.
Người nhà khai có bỏ nước tro tàu trong chai nước suối, bé gái thấy nhầm lẫn là nước nên uống phải.
Bé gái bị bỏng thực quản do nhầm nước tro tàu là nước suối. |
Sau khi uống bệnh nhi nôn ói và đau họng, khám thấy vùng họng sung huyết. Các y bác sĩ phải nhanh chóng tiến hành soi thực quản cấp cứu trong đêm.
Qua thăm khám, vùng họng của bệnh nhi bị sung huyết. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành soi thực quản cấp cứu.
Kết quả soi cho thấy: bé bị bỏng thực quản độ II và phải đặt ống sonde dạ dày. Bé sẽ không ăn qua miệng mà phải uống sữa và chất lỏng qua sonde trong thời gian dài.
Có khi lên đến một năm và phải tái khám soi nong thực quản định kì.
Nước tro tàu có thành phần là natri hydroxit (NaOH) hay hydroxit kali (KOH), thường dùng trong chế biến bánh trung thu, bánh ú, trứng bách thảo…, theo VTCNews.
Một bệnh nhi được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1. |
Đây là chất kiềm, gây hoại tử các lớp niêm mạc và cơ của thực quản, có thể gây biến chứng hẹp thực quản, nặng hơn là thủng thực quản, sốc…
Mỗi năm BV Nhi đồng 1 cấp cứu 15-20 trường hợp trẻ em bị bỏng thực quản do uống nhầm axit hoặc kiềm, để lại di chứng kéo dài và chi phí điều trị cũng khá cao.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi lưu trữ các loại dung dịch này, nên để các loại hóa chất ngoài tầm tay của trẻ em. Nếu trẻ lỡ uống nhầm thì người nhà nên đưa ngay đến BV để điều trị cấp cứu kịp thời, hạn chế di chứng cho trẻ.
Nhà sản xuất khuyến cáo, khi sử dụng nước tro tàu, bạn cần chú ý cẩn thận trong lúc lấy dung dịch ra. Nước tro tàu hóa chất có chứa nồng độ khá cao khoảng trên dưới 50%, độ kiềm khá cao rất dễ gây bỏng nặng giống như axit đậm đặc nên bạn cần cẩn trọng trong thao tác làm.
Trang Vũ (tổng hợp)