Tin mới

Việc tập thiền giữa phụ nữ và đàn ông có khác nhau không?

Thứ ba, 07/10/2014, 16:48 (GMT+7)

Thiền là một phương pháp tự rèn luyện mình để có được tâm trạng hay thái độ hữu ích hơn. Nó đã mang lại những hiệu quả rất bất ngờ, chữa được nhiều căng thẳng (stress), lo âu, nhiều bệnh lý do hành vi lối sống gây ra mà thuốc men không thể chữa dứt.

Thiền là một phương pháp tự rèn luyện mình để có được tâm trạng hay thái độ hữu ích hơn. Nó đã mang lại những hiệu quả rất bất ngờ, chữa được nhiều căng thẳng (stress), lo âu, nhiều bệnh lý do hành vi lối sống gây ra mà thuốc men không thể chữa dứt.

Không. Phụ nữ dẻo dai, bền chí hơn đàn ông. Phụ nữ hiện đại càng cần thiền vì đời sống quá nhiều stress. Thiền giúp cân bằng cuộc sống. Thiền đúng, sẽ ít đau ốm lặt vặt, tươi trẻ hơn và nói chung, hạnh phúc hơn. Nhưng cẩn thận. Đừng đi vào mê tín dị đoan, bỏ nhà bỏ cửa rồi đổ thừa tại thiền!

                           

Việc tập thiền giữa phụ nữ và đàn ông có khác nhau không?

Đâu là bài tập thiền đơn giản nhất mà tất cả mọi người có thể luyện tập được?

Theo tôi, thiền “Quán niệm hơi thở” (Anapanasati), còn gọi là An-ban thủ ý hay Nhập tức xuất tức niệm (meditation of breathing) là cách thiền đơn giản mà hiệu quả nhất. Cách thiền này được Phật dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthanasutta), và được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần: “Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết bàn…”.

Đây là một phương pháp rất “khoa học thực nghiệm”, áp dụng được cho tất cả mọi người. Bắt đầu bằng tập thở bụng rồi tập đặt chánh niệm vào hơi thở, từng bước đi sâu vào định và huệ. Hơi thở gắn với cảm xúc, lại gắn với hoạt động của cơ bắp. Hơi thở là cầu nối giữa thân và tâm. Nhờ đó, ta có thể “can thiệp” vào hơi thở để bình ổn thân tâm như đã trình bày trên.

Trở ngại lớn nhất trong việc tập thiền là gì?

Là mất chánh niệm. Đang “chánh niệm” vào hơi thở thì có một ý tưởng (niệm) nào đó chen vào, rồi lôi kéo theo vô số nhũng ý tưởng này khác, dẫn đi một lúc không trở về được với hơi thở. Nào dĩ vãng, nào tương lai, nào lòng tham, sân trổi dậy, cứ hết ý này đến ý kia, tràn ngập, một lúc hơi thở “mất kiểm soát”, cơ thể căng cứng, bứt rứt (gọi là trạo cử), hoặc có khi ngược lại buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, gọi là hôn trầm, thụy miên.

Nhưng không phải vì thế mà sợ. Ta không cần cố gắng xua đuổi. Càng xua đuổi, nó càng quấn quýt. Cứ để tự nhiên. Người mới tập, ý tưởng đến vô số và vương vấn mãi không đi. Càng về sau, khi “thiện xảo” rồi (có kỹ năng rồi) thì những người khách không mời mà tới này sẽ lẳng lặng bỏ đi, đi sớm. Vậy là bạn đã thành công rồi!

Khi luyện tập thiền, đừng nôn nóng.

Cái khoảng thời gian để trở về với hơi thở càng ngắn càng tốt, chứng tỏ ta đã thành công từng bước.

Một trở ngại lớn nữa là sự nôn nóng, mong đợi, kỳ vọng…! Nôn nóng, kỳ vọng thì dễ nản lòng, bỏ cuộc

Tập thiền không phải ai cũng giống ai, vì về tâm lý, sinh lý, tuổi tác, hoàn cảnh… mỗi người mỗi khác. Cố gắng bắt chước theo sẽ rất nguy hiểm! Cho nên Phật mới dạy: Hãy quay về nương tựa chính mình!

BS. Đỗ Hồng Ngọc

Theo Gia Đình Việt Nam

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news