Tin mới

Vụ 500 giáo viên mất việc: Đắk Lắk đề nghị tạm dừng đưa tin, tránh làm nóng

Thứ tư, 28/03/2018, 18:38 (GMT+7)

Công văn 804 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk đề nghị các cơ quan báo chí, đặc biệt là một số báo Trung ương và báo ngành đóng ở địa phương liên tục khai thác, đưa tin phản ánh sự việc hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng.\nTheo tin tức trên Tuổi Trẻ và Dân Trí cho biết, sáng 28-3, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho hay vừa có văn bản gửi Ban tuyên giáo trung ương "đề nghị định hướng thông tin báo chí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng".\nCác giáo viên ở Krông Pắk lo lắng trước thông tin họ có thể mất việc vì huyện tuyển dư\nTheo công văn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan báo chí, đặc biệt các báo trung ương và các báo ngành liên tục khai thác thông tin liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng giáo viên tại huyện Krông Pắk. Theo thống kê chưa đầy đủ từ ngày 9 - 21/3, có 36 bài viết về việc chấm dứt hợp đồng đối với các giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu biên chế năm 2017. Trong số này, có báo “giật tít” có nội dung, bản chất không đúng sự việc, không mang tính chất xây dựng, suy diễn, làm ảnh hưởng đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng, gây hiểu nhầm cho người đọc.\nTheo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, đây là vụ việc phức tạp liên quan đến việc làm, đời sống, tâm tư của nhiều người trên địa bàn huyện Krông Pắk và đang được các ngành chức năng tại địa phương quyết liệt giải quyết.\nCông văn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk đề nghị dừng việc đưa thông tin vụ 500 giáo viên mất việc.\nTrong khi đang chờ cơ quan chức năng giải quyết, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể liên quan (nếu có), không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự.\nVì thế, Công văn 804 đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương có ý kiến chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin, phản ánh sự việc, tránh làm nóng vấn đề.\n"Hiện nay thông tin về các giáo viên mất việc đang rất nóng, tạo áp lực rất lớn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết của cơ quan chức năng. Vì vậy tỉnh Đắk Lắk muốn dư luận về vụ việc lắng xuống, tạo điều kiện trong việc giải quyết sự việc", bà Hòa nói.\nCũng theo bà Hoà, các thông tin về giáo viên chạy việc mà các cơ quan báo chí đăng tải cần đợi cơ quan điều tra kết luận.\nHàng trăm giáo viên kéo lên UBND huyện Krông Pắk phản đối việc bị chấm dứt hợp đồng\nChiều 28/3, trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Cảnh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, sau khi có chỉ đạo việc chấm dứt hợp đồng giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng của huyện Krông Pắk, hiện Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban Thường vụ Krông Pắk đang tập trung giải quyết vụ việc này.\n“Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao cho các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, điều tra làm rõ vụ việc và đang trong thời gian điều tra nên đề nghị cơ quan báo chí đừng nên làm nóng vấn đề lên. Hiện nay tình hình Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc… sơ hở để tuyên truyền chống phá. Trách nhiệm của báo chí trong việc đấu tranh chống lại tiêu cực, tham ô tham nhũng là rất hoan nghênh ủng hộ nhưng mà chúng ta cũng không nên làm quá nóng vấn đề”, ông Cảnh nhấn mạnh.

Công văn 804 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk đề nghị các cơ quan báo chí, đặc biệt là một số báo Trung ương và báo ngành đóng ở địa phương liên tục khai thác, đưa tin phản ánh sự việc hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng.

Theo tin tức trên Tuổi TrẻDân Trí cho biết, sáng 28-3, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho hay vừa có văn bản gửi Ban tuyên giáo trung ương "đề nghị định hướng thông tin báo chí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng".

Các giáo viên ở Krông Pắk lo lắng trước thông tin họ có thể mất việc vì huyện tuyển dư

Theo công văn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan báo chí, đặc biệt các báo trung ương và các báo ngành liên tục khai thác thông tin liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng giáo viên tại huyện Krông Pắk. Theo thống kê chưa đầy đủ từ ngày 9 - 21/3, có 36 bài viết về việc chấm dứt hợp đồng đối với các giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu biên chế năm 2017. Trong số này, có báo “giật tít” có nội dung, bản chất không đúng sự việc, không mang tính chất xây dựng, suy diễn, làm ảnh hưởng đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng, gây hiểu nhầm cho người đọc.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, đây là vụ việc phức tạp liên quan đến việc làm, đời sống, tâm tư của nhiều người trên địa bàn huyện Krông Pắk và đang được các ngành chức năng tại địa phương quyết liệt giải quyết.

Công văn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk đề nghị dừng việc đưa thông tin vụ 500 giáo viên mất việc.

Trong khi đang chờ cơ quan chức năng giải quyết, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể liên quan (nếu có), không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự.

Vì thế, Công văn 804 đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương có ý kiến chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin, phản ánh sự việc, tránh làm nóng vấn đề.

"Hiện nay thông tin về các giáo viên mất việc đang rất nóng, tạo áp lực rất lớn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết của cơ quan chức năng. Vì vậy tỉnh Đắk Lắk muốn dư luận về vụ việc lắng xuống, tạo điều kiện trong việc giải quyết sự việc", bà Hòa nói.

Cũng theo bà Hoà, các thông tin về giáo viên chạy việc mà các cơ quan báo chí đăng tải cần đợi cơ quan điều tra kết luận.

Hàng trăm giáo viên kéo lên UBND huyện Krông Pắk phản đối việc bị chấm dứt hợp đồng

Chiều 28/3, trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Cảnh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, sau khi có chỉ đạo việc chấm dứt hợp đồng giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng của huyện Krông Pắk, hiện Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban Thường vụ Krông Pắk đang tập trung giải quyết vụ việc này.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao cho các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, điều tra làm rõ vụ việc và đang trong thời gian điều tra nên đề nghị cơ quan báo chí đừng nên làm nóng vấn đề lên. Hiện nay tình hình Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc… sơ hở để tuyên truyền chống phá. Trách nhiệm của báo chí trong việc đấu tranh chống lại tiêu cực, tham ô tham nhũng là rất hoan nghênh ủng hộ nhưng mà chúng ta cũng không nên làm quá nóng vấn đề”, ông Cảnh nhấn mạnh.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news