Tin mới

Dội nước đá cứu người bị bỏng vụ nổ bốt điện: Cách làm sai lầm?

Thứ sáu, 18/11/2016, 16:45 (GMT+7)

Tuyệt đối không làm nạn nhân bị bỏng quá lạnh khi ngâm rửa vết thương hay đắp vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh. Làm như vậy sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn. Đặc biệt, với người già và trẻ em nếu dùng nước quá lạnh dẫn đến mất nhiệt kèm những bệnh lý kèm theo thì vô cùng nguy hiểm.

Tuyệt đối không làm nạn nhân bị bỏng quá lạnh khi ngâm rửa vết thương hay đắp vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh. Làm như vậy sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn. Đặc biệt, với người già và trẻ em nếu dùng nước quá lạnh dẫn đến mất nhiệt kèm những bệnh lý kèm theo thì vô cùng nguy hiểm.

Liên quan đến việc người dân sơ cứu người bị bỏng trong vụ nổ bốt điện tại Hà Đông, Hà Nội hôm 17/11 bằng nước đá gây tranh cãi. Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, tuyệt đối không nên dùng nước đá để dội. 

Người đàn ông được sơ cứu sau vụ cháy bốt điện bị một số người phản đối. Ảnh cắt từ clip

Trên Thanh Niên, bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Đoàn Đạo, trưởng khoa Bỏng - Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, khi gặp các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không làm nạn nhân quá lạnh khi ngâm rửa vết thương hay đắp vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh. “Vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn”, bác sĩ Đạo nói. 

Cách tốt nhất đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng. Ngăn chặn tiến triển bỏng bằng cách nạn nhân nằm lăn tròn dưới đất để dập lửa hoặc dùng chăn để dập. Lưu ý, bệnh nhân không được chạy khi dập lửa và chăn dập lửa phải là chăn dày.

[mecloud]SKRjGV1lhr[/mecloud]

Bước tiếp theo phải cởi bỏ quần áo của nạn nhân càng sớm càng tốt vì quần áo giữ nhiệt. Ngoài ra, phải cởi bỏ những vật dụng gây siết bó như đồ trang sức, dây nịt...

Sau đó, cần làm mát vùng bỏng bằng cách ngâm vùng bỏng vào nước mát, sạch (khoảng 15 - 20 độ C) trong khoảng 20 phút hoặc đặt khăn, quần áo ướt lên vùng bỏng và phải thay khăn thường xuyên.

Vùng bỏng của nạn nhân sau đó phải được che phủ bằng vải sạch khô và băng ép nhẹ.

Theo tư vấn trên chương trình Tư vấn sức khỏe, TS.BS Đỗ Lương Tuấn - Trưởng khoa bỏng người lớn - Viện bỏng Quốc gia Việt Nam cho biết: "Những bệnh nhân bỏng với diện tích 10% đối với trẻ em và 20% với người lớn gây tình trạng sốc bỏng. Là tình trạng gây suy sụp cơ quan chức năng của cơ thể, ảnh hưởng đến tính mạng. Một trong những nguyên nhân gây sốc chính là đau, thêm nữa là phản ứng viêm của cơ thể đối với tác nhân gây bỏng, gây hoại tử da, gây tổn thương da. 

"Đối với bỏng do nhiệt, khuyến cáo làm giảm nhiệt độ trên bề mặt da xuống một cách nhanh nhất, có thể dùng khăn ướt đắp lên và phải lật khăn nhiều lần. Có thể ngâm nước mát, chứ không phải nước lạnh hẳn, đặc biệt là người già và trẻ em nếu dùng nước quá lạnh dẫn đến mất nhiệt kèm những bệnh lý kèm theo thì vô cùng nguy hiểm.

Trong trường hợp bỏng do hóa chất, khuyến cáo phải làm loãng hóa chất đó ra và phải được xối rửa bằng nước chảy liên tục đảm bảo nồng độ loãng nhất".

Trên Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS Lê Năm - Nguyên Giám đốc Viện Bỏng quốc gia cho biết bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận các ca bỏng do cháy nổ trậm biến áp. Nạn nhân là người dân, cán bộ, kỹ sư điện bỏng do kiểm tra trạm biến áp khi không sử dụng phương tiện bảo họ lao động.

Theo PGS Lê Năm, nạn nhân nổ trạm biến áp thường do bỏng nhiệt chứ không phải bỏng điện. PGS khuyến cáo cách nhanh và hiệu quả nhất là dùng nước sạch dội ngay lên vết thương.

Dã Quỳ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news