(Tinmoi.vn) "Cô bé" có mùi hôi khó chịu là một trong những tình trạng thường gặp phải ở phụ nữ. Điều này đã đến nhiều phiền toái cho chị em, nhất là trong "chuyện ấy".
Rất nhiều độc giả đã gửi về cho chuyên mục chúng tôi những băn khoăn về điều này.
Chị Hoa ở Hải Phòng tâm sự " Tôi rất xấu hổ mỗi khi gần gũi chồng, "cô bé" có mùi hôi khiến cho tôi không thoải mái. Mặc dù lúc tắm, tôi đã vệ sinh khá kỹ bằng dung dịch về sinh rồi nhưng không hiểu vì sao mà đến lúc vợ chồng "giao ban" thì mùi hôi ấy lại ở đâu xuất hiện.
Chồng tôi tuy không nói nhưng tôi biết rằng anh cũng cố chịu cho đến lúc "xong việc". Tình trạng này đã kéo dài mấy tháng nay khiến "chuyện ấy" của vợ chồng tôi không còn được như trước. Tôi không biết làm thế nào để chấm dứt tình trạng khó chịu này. Liệu tôi có bị bệnh gì hay không và điều này có ảnh hưởng gì đến việc tôi mang thai và sinh con hay không?
Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của chị về điều này như sau:
Việc "cô bé" có mùi hôi là chuyện thường gặp ở phụ nữ, khoa học gọi tình trạng này là vùng kín có khí hư. Khí hư là danh từ chuyên môn chỉ chất dịch tiết âm đạo khi có bệnh, thường do viêm nhiễm gây ra, cũng có khi khí hư không phải do viêm nhiễm như trong trường hợp lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung,….
Khí hư là chất dịch bệnh lý nên được bài tiết liên tục, hằng ngày. Bệnh càng nặng thì khí hư càng nhiều và càng liên tục. Khí hư chỉ hết khi thương tổn bệnh lý đã được điều trị khỏi. Nó có thể đặc hay loãng, có nhiều màu sắc khác nhau (vàng, trắng, xám, nâu hoặc đỏ hồng do lẫn máu).
Đặc biệt, khí hư do bất kỳ nguyên nhân viêm nhiễm nào (do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,…) cũng đều ít nhiều có mùi hôi rất khó chịu. Ở bạn nữ chưa có quan hệ tình dục, tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục và mắc các bệnh phụ khoa gây khí hư là rất thấp.
Nguyên nhân dẫn đến khí hư ở vùng kín bên cạnh các thói quen như: lười đi vệ sinh, không thay băng vệ sinh thường xuyên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất cân bằng môi trường trong âm đạo, nấm men hoặc vi khuẩn xấu phát triển mạnh thì còn có các nguyên nhân như:
Nhiễm khuẩn âm đạo: Sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong bộ phận sinh dục của bạn bị phá vỡ, làm cho các vi khuẩn có hại nhân tăng lên nhanh chóng gây nhiễm khuẩn hoặc viêm âm đạo. Trong trường hợp này, "vùng kín" thường có mùi hôi kèm theo dịch âm đạo có màu xanh lá cây hoặc màu xám, có mùi tanh.
Bị bệnh tình dục (STDs): Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, Chlamydia... khiến cho vi khuẩn gây hại nhân lên rất nhanh trong môi trường âm đạo và khiến "vùng kín" có mùi nặng nề rất khó chịu.
Bệnh viêm vùng chậu (PID): Nếu một phụ nữ bị những chứng bệnh như viêm, ung thư vùng chậu thì sẽ có khả năng có mùi khó chịu ở vùng kín cao hơn các phụ nữ khác. Nguyên nhân gây ra mùi "vùng kín" này không dễ dàng kiểm soát vì nó liên quan đến bệnh tật, và dù có vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì mùi cũng chỉ biến mất trong thời gian ngắn.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh này, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ khám để phát hiện các bất thường của đường sinh dục như tình trạng viêm nhiễm, có bị lộ tuyến cổ tử cung hay không?, có khối u không?,…. Đồng thời sẽ soi tươi khí hư để tìm tác nhân gây viêm. Các tác nhân gây viêm thường gặp là nấm, trùng roi âm đạo, tạp khuẩn, Chlamydia hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác.
Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch vệ sinh phù hợp với cơ địa của mình. Giữ khô ráo vùng kín và tránh mặc đồ lót quá chật, nên sử dụng các loại vải cotton để thoáng vùng kín.
Về việc ảnh hưởng đến bạn mang thai và sinh con. Nếu đây là tình trạng viêm nhiễm thông thường thì không ảnh hưởng gì đến việc bạn mang thai và sinh con. Tuy nhiên, nếu đây là triệu chứng của các loại bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng...thì bạn phải điều trị ngay rồi mới có thể mang thai, sinh con.
Chúc bạn khoẻ mạnh!
Bác sĩ Lê Hoa