Nét chữ nết người, chữ ký cũng thể hiện phần nào con người của chủ nhân. Bất kỳ ai cũng có một chữ ký riêng cho mình. Nó được ví như con dấu cá nhân, độc quyền và là dấu hiệu nhận biết một người. Đối với các tỷ phú cũng vậy, chữ ký không chỉ có giá trị pháp lý trong các văn bản mà còn có thể bật mí rất nhiều điều thú vị về con người.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Ảnh: Trí thức trẻ.
Với hơn 7 tỷ USD tài sản ròng, ông chủ tập đoàn Vingroup hiện là tỷ phú giàu thứ 238 thế giới và thứ 12 ở Đông Nam Á, theo danh sách của Forbes tính đến ngày 6/4/2018.
Ông Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách tỷ phú đô la vào tháng 3/2013 và là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. Khi đó, tài sản của ông được Forbes thống kê là khoảng 1,5 tỷ USD.
Nếu tài sản của ông Vượng tăng thêm 1 tỷ USD trong thời gian tới, ông Vượng có thể sẽ vào top 200 người giàu nhất hành tinh, ngang hàng với những tỷ phú như George Soros, Silvio Berlusconi...
Bầu Đức - Đoàn Nguyên Đức
của bầu Đức được đánh giá là "không quá cầu kỳ". Ảnh: Trí thức trẻ.
Cái tên Bầu Đức gắn liền với sự phát triển của tập đoàn bất động sản Hoàng Anh Gia Lai cũng như nên bóng đá Việt Nam. Nếu như tỷ phú là người khá kín tiếng, thì bầu Đức lại được nhắc đến khá nhiều trên báo chí, nhất là xung quanh những vụ việc liên quan đến bóng đá.
Bầu Đức cũng gắn liền với những phát ngôn gây sốc như: "Tôi không thiếu tiền. Tôi rất nhiều tiền, thậm chí tiền của tôi có thể nói tiêu cả 3 đời, 4 đời, đến 5 đời cũng không thể hết được tiền. Tôi làm việc vì đam mê . Niềm đam mê với cái đích phải đến của mình".
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group
Chữ ký của ông Nguyễn Đăng Quang có những đường nét vững chắc và được đánh giá là rất "sang". Ảnh: Gia đình Việt Nam.
Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang - ông chủ quyền lực của tập đoàn Masan - là tỷ phú USD thứ ba của Việt Nam được Bloomberg công nhận. Theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index, ông Quang đang sở hữu tài sản 1,2 tỷ USD tính đến đầu năm 2018.
Trong các bài viết của mình, tờ Bloomberg từng gọi ông Nguyễn Đăng Quang là "ông trùm" hàng tiêu dùng Việt Nam, nhấn mạnh con đường trở thành tỷ phú của vị này dựa trên các mặt hàng tiêu dùng "bắt buộc phải có" trong căn bếp của mọi hộ gia đình Việt như nước mắm, gia vị...
Tỷ phú Trần Đình Long
Ảnh: Khỏe và Đẹp.
Danh sách tỷ phú năm 2018 của Forbes năm nay có sự xuất hiện của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Với khối tài sản 1,3 tỷ USD, ông Long là người giàu thứ 1.756 thế giới.
Nói về bản thân, ông Long từng chia sẻ với báo Trí thức trẻ: "Tôi là con người hành động, luôn nhìn về phía trước và không hài lòng với những gì mình đang có".
Ông Trương Gia Bình
Ảnh: VietQ.
Theo Trí thức trẻ, Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình sở hữu 32.586.871 cổ phần của FPT, như vậy ông sẽ nhận về khoảng 32 tỷ đồng, tính đến hết ngày 27/5/2016. Chữ ký của ông Trương Gia Bình khá cầu kỳ và rất đặc biệt.