Tỷ phú Jack Ma luôn mang đến cơ hội cho mọi người. Ông nói, trên thế giới mỗi ngày đều là một cơ hội. Ông tin rằng muốn có tiền trước hết phải có quan niệm về giá trị, nếu trong mắt bạn chỉ có tiền thì sẽ chẳng có ai muốn làm bạn với bạn.
Quan niệm sống và kinh doanh của tỷ phú Jack Ma
Trên thế giới có rất nhiều tỷ phú. Trong mỗi người, họ có quan niệm sống, kinh doanh khác nhau, như Jack Mã (Mã Vân), ông luôn đem đến cơ hội cho mọi người.
Quan niệm của Mã Vân là: Muốn có tiền, trước hết phải có quan niệm về giá trị.
Trong mắt Mã Vân có ba loại người trên thương trường: người kinh doanh thì tạo ra tiền, thương nhân có điều có thể làm có điều không thể làm, trong khi đó, người làm doanh nghiệp thì lại gánh trách nhiệm của xã hội.
Vài tháng gần đây, xung quanh tỷ phú Mã Vân có 3 sự kiện lớn: Rời khỏi chức CEO của tập đoàn Alibaba, xây dựng công ty Cainiao Network Technology Co., Ltd và đưa ra quỹ đầu tư “Yuebao”.
Tỷ phú Jack Ma. Ảnh: Ifeng |
Những sự kiện này đủ để khuấy động dư luận, trong đó, đáng chú ý là việc đưa ra quỹ đầu tư “Yuebao”, trong hơn nửa tháng đã thu vào được hàng tỷ đô la. Qua đó, Mã Vân khiến cho mọi người thấy được năng lực và sức sống của tài chính, điều này tương phản rõ rệt với nỗi lo lắng do “thiếu tiền” của các ngân hàng lúc này.
Trong lĩnh vực tài chính truyền thống, chủ cho vay gây cảm giác “bắt nạt” người vay. Dưới tình hình này, Mã Vân đã suy nghĩ “đưa ra loại sản phẩm tài chính thấp nhất 1000 NDT”.
Ông cho biết mình là người ngoài ngành tài chính, làm tài chính “không phải vì nó có thể đem lại bao nhiêu tiền, mà là nó có thể giúp cho rất nhiều người kiếm được tiền, có thể giúp nhiều người thay đổi”.
Hiện nay, những thay đổi đó được bắt đầu. Mọi người có thể gửi tiết kiệm không thời hạn đến quỹ đầu tư “Yuebao”. Có người tính toán, tiền gửi vào quỹ đầu tư “Yuebao” lợi nhuận thu được bằng 8 lần gửi tiết kiệm không thời hạn. Các ngân hàng phải tỉnh táo, bất luận quỹ đầu tư “Yuebao” sau này phát triển như thế nào, thì những gì nó thể hiện cũng là một thách thức lớn đối với ngân hàng. Quỹ đầu tư “Yuebao” hoàn toàn có thể trở thành bên “môi giới phá cách” của hệ thống tài chính Trung Quốc.
Năm 2011, trong một buổi diễn thuyết, Mã Vân đã từng nói “Tại sao lại xây dựng tài chính Alibaba? Tôi muốn khiến cho ngân hàng ngủ không ngon”. Hiện tại ngân hàng đúng là không thể ngủ ngon.
Đối với Mã Vân, có thể dùng “phá hoại mang tính xây dựng” hơn là “Xây dựng mang tính phá hoại”, “Nếu trong rừng không có sư tử, cũng không thể có linh dương”. Không phá không xây, bạn không phấn đấu, Mã Vân sẽ đến kích thích bạn, như vậy, bạn mới có hành động, không thể tiếp tục lười biếng, sẽ khiến bạn phải trả chút giá.
Mã Vân đã từng nói: “Điều tôi muốn là nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội”. Ông dám nói như vậy là vì ông có thể làm được. Ví dụ như Taobao, Mã Vân không chỉ thay đổi hệ thống ngành bán lẻ của Trung Quốc mà quan trọng đó là ông đã thay đổi tư tưởng và mô hình sáng tạo ngành nghề trong giới trẻ: Chỉ cần bạn có nơi nhập hàng, có thời gian, một khoản tiền không nhiều đã có thể mở một cửa hàng trên Taobao.
Cũng giống như Mã Vân không lâu trước đã phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của trường Sư phạm Hàng Châu “Trên thế giới này mỗi ngày đều có cơ hội”.
Trong nhiều trường hợp, nhân khẩu của Trung Quốc khiến cho người ta phải đau đầu. Nhưng đối với Mã Vân đây là điều kỳ diệu. “Bạn đem đến cơ hội cho người ta, người ta sẽ giúp bạn kiếm tiền. Kế sinh nhai cũ, kiếm tiền từ tiền của người khác sẽ không đem đến khoản tiền lớn” là tư tưởng của Mã Vân.
Mã Vân học không tốt toán học, kết quả kiểm tra thành tích trung bình nhưng lại tính ra được khoản tiền lớn: “Nguồn tài nguyên lớn nhất của Trung Quốc không phải là than đá mà là 1,3 tỷ người”.
Trong doanh nghiệp, Mã Vân là một điển hình tự bản thân mình khẳng định bản thân mình, từ khi thành lập trang web China Pages. Trang web là nơi tập hợp các doanh nghiệp Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác nhau muốn tìm kiếm khách hàng nước ngoài. China Pages được nhiều người đánh giá là trang web thương mại đầu tiên tại Trung Quốc.
Đến khi thành lập trang mạng thương mại điện tử lớn nhất thế giới “Alibaba”, quá trình này chính là sự nỗ lực hết mình của ông. Ông đã từng khẳng định“Tài sản lớn nhất mà cha mẹ để lại là sự hài hước và khả năng hùng biện, thuyết phục người khác”. Nên ông luôn muốn dùng tài sản này một cách hữu ích nhất, đó là chia sẻ con đường thành công của bản thân mình tới tất cả mọi người.
Trên bục diễn thuyết, Mã Vân luôn trầm tĩnh, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tuy không đẹp nhưng có khí chất của minh tinh, lời nói đầy tính biện chứng.
Mã Vân rất quan tâm tới quan niệm giá trị, phản đối việc coi doanh nghiệp hoàn toàn là một loại kinh doanh, cho rằng, doanh nghiệp cũng có niềm tin, văn hóa của nó. Đối với mỗi nhà sáng tạo, ông nói rất thẳng thắn “Nếu bạn muốn mở công ty, trước tiên bạn cần có quan niệm giá trị... Chúng tôi tin chắc rằng, nếu trong mắt bạn chỉ có tiền, thì sẽ không có ai tình nguyện làm bạn với bạn”.
Kẻ xin việc thất bài thành tấm gương đáng ngưỡng mộ
Mã Vân từ hai bàn tay trắng trở thành tỷ phú. Con đường này cũng vô cùng gian nan. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông thi vào ĐH Quốc gia Trung Quốc, nhưng hai lần thi trượt. Mãi tới lần thứ ba Jack Ma mới thi đỗ ĐH Sư phạm Hàng Châu.
Ra trường năm 1988, Mã Vân nộp đơn xin việc tại hàng chục công ty nhưng đều bị từ chối. Thậm chí cả cửa hàng thức ăn nhanh KFC ở Hàng Châu cũng không thèm tuyển dụng Jack Ma. Mãi sau đó ông mới được tuyển làm giáo viên tiếng Anh tại một trường đại học địa phương.
Năm 1995, lần đầu tiên Mã Vân đến Mỹ để làm phiên dịch. Một người bạn chỉ cho ông cách truy cập Internet để tìm kiếm thông tin. Ông đã tra về hàng hóa Trung Quốc nhưng ông thấy gần như không thấy thông tin nào về hàng hóa Trung Quốc trên mạng Internet lúc ấy.
Trở về Trung Quốc, Mã Vân mở trang web China Pages, tuy nhiên sau đó thất bại. Nhưng thất bại chưa bao giờ làm Jack Ma nản chí.
Ông từng khẳng định: “Việc tôi thất bại không quan trọng. Ít nhất tôi truyền tải được ý tưởng của mình cho những người khác. Và nếu tôi không thành công thì người khác sẽ thành công”
Sau đó, khi China Pages thất bại, ông cùng một số người bạn thành lập một trang web thương mại điện tử lấy tên là Alibaba. Mục tiêu là giúp các nhà xuất khẩu hàng hóa đăng tải hàng hóa để khách hàng có thể mua trực tiếp qua Internet.
Hiện nay Alibaba đã trở thành tập đoàn lớn, Mã Vân trở thành tỷ phú. Cuộc đời, con đường làm giàu của ông đã trở thành chủ đề trong các sách báo về tấm gương làm giàu của các tỷ phú hiện nay.
Anh Khôi (Theo ifeng)