Tin mới

Xóa tan lo lắng, bồn chồn bằng 7 cách đơn giản

Thứ năm, 08/06/2017, 14:50 (GMT+7)

Sự bồn chồn thể chất và triệu chứng dễ xúc động với biểu hiện là tăng nhịp tim và thậm chí là những cơn đau tim, thiếu tập trung vào công việc, học hành, ăn không ngon, ngủ không đủ giấc và có thể gây ra những hành động khó chịu cho bạn bè và người thân.

Sự bồn chồn thể chất và triệu chứng dễ xúc động với biểu hiện là tăng nhịp tim và thậm chí là những cơn đau tim, thiếu tập trung vào công việc, học hành, ăn không ngon, ngủ không đủ giấc và có thể gây ra những hành động khó chịu cho bạn bè và người thân.

Có nhiều sự lựa chọn phù hợp có thể giúp kiểm soát tình trạng này, bạn có thể tìm gặp bác sĩ trị liệu hoặc tự mình tìm hướng giải quyết. Những gợi ý nhỏ sau đây sẽ giúp bạn dần trở nên bình tĩnh hơn và sẽ không tiêu tốn nhiều thời gian của bạn.

Lo âu là một phần tất yếu, là “gia vị” của cuộc sống.

1. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể gây ra một vài hậu quả nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn góp phần vào việc gây ra tình trạng lo lắng, bồn chồn và căng thẳng. Trong khi đó, lo lắng cũng dẫn tới việc thiếu ngủ và sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn cho sinh hoạt của bạn. Vì vậy, những khi cảm thấy bồn chồn lo lắng, hãy thử sắp xếp một giấc ngủ đủ khoảng 7 đến 9 tiếng và bạn sẽ thấy những hiệu quả đáng có.

2. Cười

Cười có thể góp phần làm giảm những triệu chứng trầm cảm và bồn chồn lo âu.

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ! Khi công việc quá nhiều làm bạn mệt mỏi kiệt sức, một chút thời gian nghỉ ngơi ngắn và vui đùa không phải là một ý kiến tồi. Các nghiên cứu cho thấy cười có thể góp phần làm giảm những triệu chứng trầm cảm và bồn chồn lo âu. Bạn có thể đọc truyện, xem một bộ phim hài ngắn hay đơn giản là tán dóc với bạn bè.

3. Ăn uống đúng cách

Lo lắng bồn chồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Bạn có thể chán ăn hoặc thèm ăn vô điều độ. Để điều chỉnh, hãy cố gắng sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin B và omega-3s, kèm theo một vài loại ngũ cốc giàu carbohydrates (đường, tinh bột và chất xơ).

 

Các nghiên cứu đã cho thấy vitamin B có lợi cho sức khoẻ tinh thần và omega-3s có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm và bồn chồn. Ngũ cốc giàu carbohydrates giúp điều hoà mức độ serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh giúp chúng ta duy trì trạng thái tỉnh táo, bình tĩnh. Bạn nên tránh ăn đồ ngọt và thực phẩm đã qua chế biến sẵn vì chúng có thể làm gia tăng các triệu chứng lo âu bồn chồn.

4. Ngồi thiền

 

Ngồi thiền là một cách thư giãn tuyệt vời, các nhà khoa học cũng khám phá ra rằng sựngồi thiền còn làm gia tăng số lượng chất xám trong não bộ, giúp tái thiết lập cơ thể theo hướng giảm thiểu căng thẳng.

5. Giữ yên lặng

Thư giãn một mình trong một khoảng thời gian ngắn đôi khi rất cần thiết. Bạn có thể tắt điện thoại, không email, không ti vi, không tin tức. Có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, quá nhiều tiếng ồn có thể nâng mức độ căng thẳng của chúng ta lên nhiều lần, vì thế hãy sắp xếp một chút thời gian riêng tư bất khả xâm phạm giữa những ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hằng ngày.

6. Nghĩ theo chiều hướng tích cực

Khi phải đương đầu với nỗi lo lắng bồn chồn, dành ra một lúc để tưởng tượng việc bản thân bạn giải quyết  các tình huống một cách bình tĩnh, đơn giản và sáng suốt. Hãy cố gắng không để tâm tới trạng thái tâm Lý Hiện tại mà tập trung vào sự thoải mái khi đã giải quyết được nỗi lo.

7. Giao tiếp nhiều hơn

 

Những người với nhiều mối quan hệ xã giao thì thường ít rơi vào trạng thái căng thẳng tiêu cực hơn là những người thích ở một mình. Giao tiếp  giúp kích thích sự sản xuất hóc môn oxytocin, loại hóc môn có tác dụng kìm hãm cảm giác bồn chồn lo lắng.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news