Tin mới

Xúc động lễ khai giảng ở nơi không điện, không nước, cheo leo giữa thảo nguyên

Thứ hai, 05/09/2022, 10:09 (GMT+7)

Niềm vui năm học mới đang được lan tỏa đến khắp mọi vùng miền trên cả nước, kể cả những nơi khó khăn, biệt lập, cheo leo nhất như xã miền núi Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.

Thôn 5 Tu Nấc có 54 học sinh đồng bào Xơ Đăng (đa phần là con hộ nghèo) sống biệt lập trên núi. Nơi đây cũng được gọi là thôn 2 không - không điện lưới, không nước sạch, nước sinh hoạt được dẫn từ núi về lúc có lúc không. Bữa ăn chưa đủ, việc học hành dựa cả vào thầy cô.

Điểm trường thôn 5 Tu Nấc là một trong 15 điểm trường khó khăn, chưa có đường giao thông của xã miền núi Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Ảnh: VTV
Điểm trường thôn 5 Tu Nấc là một trong 15 điểm trường khó khăn, chưa có đường giao thông của xã miền núi Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Ảnh: VTV

Cô giáo Nguyễn Thị Têu - giáo viên điểm trường cho biết: "Từ huyện lên tới đây chắc khoảng 3 tiếng đồng hồ (1 tiếng đi xe máy, 2 tiếng đi leo núi). Thức ăn thì mỗi người giáo viên lại tự mua dưới huyện mang lên đây để ăn sinh hoạt hàng ngày".

Xúc động lễ khai giảng ở nơi không điện, không nước, cheo leo giữa thảo nguyên - Ảnh 1

Để đến trường học, các em nhà xa phải đùm theo cơm với ít muối trắng, măng rừng. Đầu năm học, nếu không có sự chung tay từ xã hội thì đến đôi dép trẻ đến trường cũng em có em không. Thầy cô cứ một buổi đứng lớp, một buổi lặn lội đến nhà vận động học sinh đi học.

Trước thềm năm học mới 2022 - 2023, nhờ sự vận động của thầy cô giáo, giờ đây các em học sinh đều đã có ý thức đi học và ngày một yêu trường, yêu lớp, háo hức bước vào năm học mới.
Trước thềm năm học mới 2022 - 2023, nhờ sự vận động của thầy cô giáo, giờ đây các em học sinh đều đã có ý thức đi học và ngày một yêu trường, yêu lớp, háo hức bước vào năm học mới.

Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng các em rất yêu việc đi học, đến trường, lớp để học con chữ. Năm nay, các phụ huynh được huy động để cõng quà là sân chơi, đồ dùng học tập, thư viện mới từ các mạnh thường quân lên bản cho các con.

Niềm vui năm học mới đang được lan tỏa đến khắp mọi vùng miền trên cả nước, kể cả những nơi khó khăn, cheo leo nhất như Tu Nấc.
Niềm vui năm học mới đang được lan tỏa đến khắp mọi vùng miền trên cả nước, kể cả những nơi khó khăn, cheo leo nhất như Tu Nấc.
Lễ khai giảng sớm của học sinh tại điểm trường Tu Nấc.
Lễ khai giảng sớm của học sinh tại điểm trường Tu Nấc.
Sáng 5/9, khoảng 23 triệu học sinh cả nước dự lễ khai giảng năm học 2022-2023 trực tiếp tại trường. Ảnh: NĐT
Sáng 5/9, khoảng 23 triệu học sinh cả nước dự lễ khai giảng năm học 2022-2023 trực tiếp tại trường. Ảnh: NĐT
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng sẽ được tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh đầu năm học mới. Ảnh: TTXVN
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng sẽ được tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh đầu năm học mới. Ảnh: TTXVN

Sau một năm phải tổ chức khai giảng trực tuyến vì dịch Covid-19, sáng nay (5/9), khoảng 23 triệu học sinh cả nước và các thầy cô giáo đã được dự lễ khai giảng năm học 2022-2023 trực tiếp tại trường.

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng sẽ được tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh đầu năm học mới.

Trong thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, làm tốt chức trách, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề, với học sinh thân yêu vì sự nghiệp trồng người.

Chủ tịch nước cũng mong muốn các phụ huynh quan tâm hơn nữa đến sự học của con cái; nhắc nhở các em học sinh, sinh viên phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí thức của nhân loại, có khát vọng cống hiến, góp phần xây dựng đất nước thêm giàu mạnh và phồn vinh.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news